Thứ Năm, 21/11/2013 13:13

OTC vẫn sống... vật vờ

Sau khi 2 CP vua trên thị trường OTC là MBB (Ngân hàng Quân Đội) và EIB (Eximbank) niêm yết, nhiều người đã dự báo về sự đi xuống của thị trường này. Tuy nhiên, OTC mặc dù vẫn còn đó nhưng đã là “lịch sử” trong suy nghĩ của nhiều người.

Trước đây, …otc.com là website nổi tiếng nhất về thị trường OTC vì nơi đây thường xuyên niêm yết giá các loại CP OTC, dân môi giới cũng như NĐT thường xuyên lên trang này để quan sát các giao dịch.

Nhưng hiện nay, ngay cả người đã từng làm cò OTC giờ còn quên luôn cả tên của website nói trên và truy cập vào sẽ thấy một không khí khá buồn bã mặc dù vẫn có những lệnh như mua/bán nghiêm túc. Bản tin của một CTCK lớn trước đây còn niêm yết giá CP OTC nhưng đến giờ cũng biến mất.

Một NĐT chia sẻ, cách đây ít lâu anh vừa mua một lượng CP của một CTCK lớn chưa niêm yết để trung bình giá vì giá mua trước đó quá cao. Giá mua của NĐT này vào khoảng 3.500 đồng/CP, nhưng khi CTCK quản lý sổ cổ đông thực hiện thủ tục chuyển nhượng lại ghi mức giá 7.000 đồng/CP.

Sở dĩ có việc này để CTCK có thêm nguồn thu từ phí chuyển nhượng (0,2% x thị giá x khối lượng), thị giá cao lên một ít CTCK có thêm một chút nguồn thu. Với những CP có thị giá cao, trên 1.0 thường để khách hàng vui vẻ thuận mua vừa bán, CTCK sẽ hỗ trợ bằng cách ghi giá trên giấy tờ chuyển nhượng 1.0 mà thôi.

CP trên thị trường OTC vẫn có thể được giao dịch tốt, thậm chí một số ít môi giới OTC hiện nay vẫn sống được, tất nhiên phải thay đổi trong cách thức hoạt động. Quan trọng nhất là giá bán đủ hấp dẫn và tìm được đúng người cần mua hay không. Đã lâu không được nhắc đến, nên nhiều người suy nghĩ rằng thị trường OTC đã chết, nhưng thực tế không phải như vậy. OTC vẫn… sống âm thầm.

Những người ít quan tâm đến thị trường OTC có thể sẽ đặt ra câu hỏi: Bây giờ còn ai mua bán CP OTC? Thực chất vẫn còn, giao dịch cũng có lúc sôi động, nhưng diễn biến đã khác xưa nhiều. Trước đây, muốn mua CP OTC có thể đến các sàn Rồng Việt, Đông Dương, Thăng Long, VN Direct… còn bây giờ “chợ” có thể “mọc” lên trong một thời điểm nào đó rồi lại “đóng”, có khi lại “mở” trở lại, có thể nói “chợ OTC” ở nhiều nơi.

Để có “chợ” trước tiên phải có “hàng”, hàng ở đây chính những CP sắp sửa niêm yết hoặc những CP của các doanh nghiệp lớn làm ăn hiệu quả. Chiếu theo tiêu chí này, những sàn như CTCK BIDV (BSC), CTCK Đông Á (DAS) cũng khá sôi động vì đây là nơi quản lý sổ cổ đông của BIDV (BID), Ngân hàng Đông Á (EAB). Với những CP tốt, giá bán tốt một số NĐT có thể mua để giữ dài hạn, hưởng cổ tức, còn những CP sắp niêm yết, trong tình hình thị trường chung thuận lợi, cũng sẽ có NĐT mua để tìm kiếm cơ hội khi CP lên sàn.

Đáng ngạc nhiên hơn tưởng chừng mua CP sàn OTC hiện nay phải mua một lô lớn tầm vài chục tới vài trăm ngàn CP, nhưng thực tế lại khác, NĐT vẫn có thể mua CP OTC với số lượng tầm vài ngàn.

Khi một NĐT nhờ nhân viên môi giới chào bán lượng lớn CP, nhân viên này đồng thời đi tìm một số NĐT mua với số lượng nhỏ CP để ráp nối trở lại. Tất nhiên khi thị trường kém sôi động, thời gian ráp nối sẽ lâu hơn, nhưng các nhân viên môi giới cho biết vẫn có thể thực hiện được.

Đối với nhân viên môi giới, hiện tại CP OTC không phải là nguồn thu chính yếu mà trở thành phương tiện để chăm sóc khách hàng. Khi bán giúp khách hàng một lô CP, nhân viên môi giới có thể thuyết phục khách lấy tiền bán CP OTC bỏ vào lướt CP niêm yết, để từ đó có thêm hoa hồng.

Một nhân viên cho biết, nhân viên môi giới cũng có thể trúng được những khoản hoa hồng nhờ chào bán được những CP khó bán và tỷ lệ ăn chia này là chuyện thỏa thuận giữa môi giới và khách hàng, giá cũng rất vô chừng.

Một trường hợp khác, mỗi khi có doanh nghiệp lớn chuẩn bị niêm yết trên sàn, nhân viên môi giới rất tích cực đi tìm kiếm các NĐT đang nắm giữ. Không phải để tiến hành mua bán CP, mà các nhân viên này sẽ mời các NĐT đem CP về CTCK của mình tiến hành lưu ký với các điều kiện hấp dẫn.

Thị trường OTC vẫn tồn tại, hầu hết các nhân viên môi giới đều sẵn sàng chào mua/chào bán CP OTC giúp khách hàng và các giao dịch vẫn diễn ra với quy mô từ nhỏ đến lớn, có nghĩa OTC vẫn sống. Nhìn lên sàn UPCoM, khi sàn này mới ra đời đã nhận được nhiều sự kỳ vọng sẽ có thể thay thế cho thị trường OTC, một nơi giao dịch những CP của doanh nghiệp không muốn niêm yết có quy củ, bài bản hơn.

Nhưng cuối cùng UPCoM vẫn sống… vật vờ. Sẽ hợp lý hơn nếu OTC xuống còn UPCoM lên, nhưng thực tế hiện giờ OTC và cả UPCoM vẫn sống nhưng khá vật vờ.

Ngọc Thanh

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   PTKT phiên chiều 21/11: Breakaway Gap đã được giữ vững! (21/11/2013)

>   21/11: Bản tin 20 giờ qua (21/11/2013)

>   Dự thảo nới room, vì sao khối ngoại vẫn bán ròng liên tục? (21/11/2013)

>   IVS đang nhận bàn giao 12,000 tài khoản chứng khoán từ TAS (19/11/2013)

>   ‘Cơn sóng’ ngàn tỷ cuối năm đang đến? (20/11/2013)

>   20/11: Bản tin 20 giờ qua (20/11/2013)

>   NLG: Giảm room ngoại từ 49% xuống 37.46% (20/11/2013)

>   Đào tạo Phân tích Kỹ thuật tại Vietstock trong tháng 12/2013 (20/11/2013)

>   Đào tạo Phân tích Kỹ thuật tại Vietstock (29/11/2013)

>   Đào tạo Phân tích Kỹ thuật tại Vietstock (25/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật