Thứ Năm, 21/11/2013 09:31

Dự thảo nới room, vì sao khối ngoại vẫn bán ròng liên tục?

Khối ngoại bất ngờ bán ròng trở lại trong thời gian vừa qua, bất chấp những thông tin tích cực từ Dự thảo nới room sở hữu. Vì sao có hiện tượng này?

Thời gian gần đây, khối ngoại đã bất ngờ quay đầu bán ròng trở lại sau chuỗi mua ròng liên tiếp trước đó. Tính từ ngày 12/11 trở lại đây, khối ngoại đã bán ròng 7 phiên liên tiếp với tổng giá trị hơn 155.7 tỷ đồng.

Theo nghiên cứu trước đó của Vietstock, trong thời gian khối ngoại bán ròng, chỉ số thị trường hầu như sẽ sụt giảm và tâm lý giới đầu tư sẽ thận trọng trở lại.

Điều đáng chú ý là bất chấp hoạt động bán ròng của khối ngoại vẫn đang tiếp diễn, dòng tiền trong nước lại bất ngờ đổ mạnh vào thị trường trong thời gian vừa qua. Tâm điểm của dòng tiền là nhóm cổ phiếu đầu cơ và điều này đã trở thành động lực chính giúp cho chỉ số thị trường tăng điểm khá mạnh.

Theo nhận định của các công ty chứng khoán, dòng tiền đổ mạnh vào thị trường có thể xuất phát từ thông tin dự thảo Quyết định về việc tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam (thay thế Quyết định 55/2009/QĐ-TTg) đã hoàn tất và trình lên Thủ tướng. Theo bản dự thảo này, nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu tối đa 60% số cổ phiếu có quyền biểu quyết ở một số công ty niêm yết đủ điều kiện.

Có điều khó hiểu ở đây đó là tại sao nhà đầu tư trong nước lại phản ứng tích cực với thông tin nới room, trong khi đó người được lợi là khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng?

Có 2 giả thiết chính được đề ra để lý giải cho việc khối ngoại bán ròng đó là: (1) Khối ngoại mua ròng liên tiếp trong giai đoạn trước đó, nên việc bán ròng trở lại có thể xuất phát từ việc chốt lời, và (2) Nhà đầu tư ngoại lo ngại Fed sẽ rút gói hỗ trợ QE3 trong tháng 12 tới và rút vốn khỏi thị trường mới nổi.

Chốt lời?

Trước hết, chúng ta xem xét khả năng chốt lời của giới đầu tư ngoại. Từ ngày 04/09, khối ngoại đã bắt đầu mua ròng trở lại sau khi bán ròng khá mạnh trước đó. Trong giai đoạn này, VN-Index tăng từ 471.45 điểm (04/09) lên 501.08 điểm (11/11), tương ứng với mức sinh lợi 6.3%.

Với mức sinh lợi này, rõ ràng không loại trừ khả năng khối ngoại bán ròng trong những phiên gần đây để thực hiện chốt lời.

Tuy nhiên, vẫn có một số điểm cần đáng lưu ý đó là thông thường hoạt động chốt lời của khối ngoại chỉ diễn ra từ 2 cho đến 3 phiên, sau đó họ tiếp tục trở lại với vị thế mua ròng. Để có thể thấy rõ điều này, chúng ta cùng xem biểu đồ bên dưới.

Do đó, việc khối ngoại bán ròng 7 phiên liên tiếp như giai đoạn hiện nay có thể ẩn chứa nhiều nguyên do khác. Chúng ta sẽ tiếp tục đi xem xét giả thiết thứ hai.

Xu hướng rút tiền ở các quỹ ETF thị trường mới nổi

Để kiểm tra giả thiết thứ hai, chúng ta sẽ cùng xem xét dòng tiền khối ngoại ở các quốc gia mới nổi thông qua các quỹ ETF ở các quốc gia này. Ngoài mục đích xác định xu hướng của dòng tiền, hoạt động giao dịch của quỹ ETF thường có tác động rất mạnh đến thị trường Việt Nam.

Quỹ Brazil Small-Cap ETF (BRF)

Qua biểu đồ trên, có thể thấy rõ từ trong giai đoạn từ đầu tháng 6 đến 07/09, Quỹ Brazil Small-Cap ETF (BRF) bị rút ròng khá mạnh đến 76.61 triệu USD. Đáng chú ý là sau khi ngưng được một thời gian, nhà đầu tư nước ngoài lại tiếp tục rút ròng 14.48 triệu USD từ ngày 23/10 cho đến nay. Chỉ số IBOV của Brazil cũng sụt giảm 4.54% trong giai đoạn từ ngày 23/10 đến 19/11.

Qũy Indonesia Index ETF

Tương tự, biểu đồ trên cho thấy quỹ Indonesia Index ETF (IDX) bị khối ngoại rút ròng khá mạnh từ đầu tháng 6 cho đến ngày 26/09. Từ đầu tháng 11 trở lại đây, nhà đầu tư ngoại tiếp tục rút ròng tổng cộng 11.79 triệu USD. Trong giai đoạn ngày, chỉ số JCI của Indonesia cũng sụt giảm 0.78%.

Qũy Russia ETF

Tương tự như hai quỹ trước đó, quỹ Russia ETF cũng đang bị rút ròng khá mạnh từ đầu tháng 11 trở lại đây với giá trị 61.62 triệu USD.

Quỹ Vietnam Market Vectors (VNM)

Sau một thời gian dài rót ròng, quỹ V.N.M đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng bị rút ròng vào ngày 13/11 với giá trị 2.84 triệu USD.

Như vậy, qua những phân tích trên, có thể thấy không chỉ có riêng Việt Nam mà ở các thị trường mới nổi khác như Indonesia, Brazil hay Nga cũng đang bị các quỹ ETF rút vốn khá mạnh. Tại Việt Nam, xu hướng rút vốn này cùng với khả năng chốt lời tăng cao thì việc tiếp tục bán ròng trong thời gian tới của khối ngoại hoàn toàn có thể diễn ra.

Cần nhớ lại giai đoạn tháng 06-09/2013, hoạt động bán ròng của khối ngoại đã khiến cho thị trường lao dốc khá mạnh.

Hữu Trọng

công lý

Các tin tức khác

>   IVS đang nhận bàn giao 12,000 tài khoản chứng khoán từ TAS (19/11/2013)

>   ‘Cơn sóng’ ngàn tỷ cuối năm đang đến? (20/11/2013)

>   20/11: Bản tin 20 giờ qua (20/11/2013)

>   NLG: Giảm room ngoại từ 49% xuống 37.46% (20/11/2013)

>   Đào tạo Phân tích Kỹ thuật tại Vietstock trong tháng 12/2013 (20/11/2013)

>   Đào tạo Phân tích Kỹ thuật tại Vietstock (29/11/2013)

>   Đào tạo Phân tích Kỹ thuật tại Vietstock (25/11/2013)

>   Những cổ phiếu bị “lãng quên” (19/11/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 19/11: Thêm 1,500 tỷ đổ vào thị trường trong phiên giảm điểm (19/11/2013)

>   19/11: Bản tin 20 giờ qua (19/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật