Thứ Ba, 19/11/2013 09:54

Những cổ phiếu bị “lãng quên”

Theo thống kê của Vietstock, trong hơn 3 tháng qua (từ 01/07 đến 08/11), có đến hơn 60% trong số gần 700 cổ phiếu niêm yết có khối lượng giao dịch thấp, bình quân dưới 10,000 cp/phiên. Đặc biệt, 35 cổ phiếu trên sàn chỉ giao dịch bình quân dưới 100 đơn vị/phiên, mà nếu xét ở sàn HNX thì đây chưa đủ để cấu thành nên 1 lô cổ phiếu.

Biểu đồ phân hóa khối lượng giao dịch

Trong 94 phiên giao dịch thuộc giai đoạn này, mặc dù thị trường cũng đã có những chuyển biến nhất định khi chỉ số VN-Index về quanh mốc tâm lý 500 điểm, HNX-Index xoay quanh vùng 62-63 điểm nhưng vẫn có rất nhiều cổ phiếu trong tình trạng khan hiếm giao dịch hoặc thậm chí không có giao dịch nào xảy ra như ở TSM, SVN, VIE, MHL, hay HLY chỉ có vỏn vẹn 35 cổ phiếu giao dịch trong hơn 3 tháng qua. Đây đều là cổ phiếu của những công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ trong nhiều quý. Trong đó, lỗ nhiều quý nhất là HLY với 7 quý liên tiếp tính từ đầu năm 2012.

Bảng kết quả kinh doanh 7 quý gần nhất của 5 công ty

Tuy nhiên, trên thị trường có những cổ phiếu đón nhận kết quả kinh doanh rất khả quan, tăng trưởng lợi nhuận gấp nhiều lần cùng kỳ nhưng cũng không có thanh khoản, khối lượng giao dịch tại các cổ phiếu này ở mức rất khiêm tốn. Nhiều cổ phiếu tăng trưởng trên 500% như BHT, NGC, SDU, SC5 hay chuyển lỗ thành lãi như VHL, DHC, HAX

Top 10 công ty có lãi ròng 9T/2013 tăng trưởng cao nhưng thanh khoản thấp

Nguyên nhân do đâu?

Theo nhận xét của một số chuyên gia, việc lên sàn của doanh nghiệp thường có ba mục đích: một là huy động vốn, hai là tạo ra thanh khoản cho cổ phiếu, và cuối cùng là để minh bạch với cổ đông. Sở dĩ những cổ phiếu liên tục không có giao dịch hay chỉ giao dịch với khối lượng rất ít nhưng vẫn ở lại sàn trong bối cảnh cả hai mục đích đầu đều không thực hiện được là do những công ty này muốn chờ cơ hội của các năm sau, đồng thời cũng là để nhà đầu tư thấy rõ sự minh bạch của họ.

Bên cạnh đó, việc cổ phiếu không có giao dịch hay chỉ giao dịch rất thấp cũng một phần do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh không khả quan, nhà đầu tư thiếu thông tin, cổ phiếu tự do chuyển nhượng ít hay do mức giá hiện tại khá cao khiến nhà đầu tư ngần ngại.

Tiêu biểu cho trường hợp cổ phiếu có thị giá khá caoLHC, FDT. Nhóm cổ phiếu dạng này không nằm trong sự kỳ vọng sẽ còn tiếp tục gia tăng giá của các nhà đầu tư, mức tăng trưởng khó cao cũng như vốn đầu tư nhiều nên tỷ suất sinh lợi không như kỳ vọng.

Với CTCP Đầu tư Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng (LHC), công ty có vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng, kết thúc 9 tháng năm 2013 đạt hơn 37 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gần 2.2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, tính từ đầu năm 2012 cho đến thời điểm kết thúc quý 3, công ty luôn duy trì mức lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch bình quân tại LHC tính trong 94 phiên kể từ đầu tháng 7 chỉ đạt gần 6.9 ngàn đơn vị.

Một cổ phiếu khác là FDT, CTCP Fiditour với vốn điều lệ chỉ hơn 30.5 tỷ đồng và mức lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2013 gần 6 tỷ đồng, tăng hơn 1.5 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng khối lượng giao dịch bình quân 94 phiên chỉ ở mức 236 đơn vị, một con số rất nhỏ.

Giá của 2 cổ phiếu này kết phiên ngày 08/11 đứng ở mức 53,200 đồng/cp và 30,200 đồng/cp, mức giá được xem là khá cao trong lựa chọn của nhà đầu tư, giao dịch theo đó cũng trở nên kém sôi động.

Một số công ty tăng trưởng lợi nhuận nhưng thuộc vùng giá cao

Một số cổ phiếu với thông tin công bố hạn chế, chỉ bao gồm các báo cáo định kỳ theo quy định như KKC, DNC, HVT, QHD, BST, QNC… cũng khó lọt vào con mắt nhà đầu tư giữa một “rừng” cổ phiếu niêm yết. Hay cũng có trường hợp cổ phiếu trở nên kém hấp dẫn do nhà đầu tư bên ngoài “khó mà vào được” do ít người bán ra hay cổ đông nội bộ nắm giữ nhiều, cũng dẫn đến thanh khoản èo uột.

Với cổ phiếu HOT của CTCP Du lịch Dịch vụ Hội An, trong số 8 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì cổ đông nhà nước nắm hơn 4.5 triệu cổ phiếu, tương ứng 56.5%; tổ chức trong nước nắm gần 1.4 triệu cổ phiếu, tương ứng gần 17%; chỉ còn lại gần 26.5% số cổ phiếu ở bên ngoài. Công ty làm ăn có lãi, kết quả lợi nhuận 9 tháng đầu năm đạt gần 80% kế hoạch và mức cổ tức là 2,072 đồng/cp cho năm 2013 trong khi khối lượng cổ phiếu giao dịch bình quân 94 phiên chỉ vỏn vẹn ở con số 72 đơn vị.

CTCP Chế biến gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) với số cổ phiếu cổ đông nội bộ chiếm hơn 50%, tương ứng gần 5.3 triệu đơn vị (tổng số cp lưu hành gần 10.4 triệu đơn vị), Công ty làm ăn vẫn có lãi và cổ tức năm 2013 dự kiến ở mức 25% nhưng khối lượng giao dịch bình quân 94 phiên chỉ gần 8.3 ngàn đơn vị.

Một trường hợp rõ hơn về nắm giữ của cổ đông nội bộ công ty là ở CTCP Gạch men Chang Yil (HOSE: CYC) khi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của cổ đông sáng lập lên đến 78%, tương ứng hơn 7 triệu đơn vị (cổ phiếu đang lưu hành là hơn 9 triệu đơn vị), kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2013 lãi hơn 6.4 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 64% kế hoạch năm nhưng giao dịch bình quân 94 phiên cũng chưa tới 10 ngàn đơn vị.

Duy Hoàng

công lý

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 19/11: Thêm 1,500 tỷ đổ vào thị trường trong phiên giảm điểm (19/11/2013)

>   19/11: Bản tin 20 giờ qua (19/11/2013)

>   DLG: Thay đổi số lượng cố phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (18/11/2013)

>   Chu kỳ tăng điểm đã chấm dứt sau sóng penny? (18/11/2013)

>   NHW xin hủy niêm yết tại HOSE (18/11/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 18/11: Tiền, phá đỉnh và xu hướng mới (18/11/2013)

>   18/11: Bản tin đầu tuần (18/11/2013)

>   Tự doanh CTCK: Tiếp tục gây bất ngờ khi gom mạnh cổ phiếu thị giá cao (16/11/2013)

>   TTCK đang từng bước được phục hồi (16/11/2013)

>   Đặc điểm của những cổ phiếu sắp bứt phá (15/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật