Thứ Sáu, 15/11/2013 06:26

Doanh nghiệp chờ… gỡ vướng

Hàng loạt khó khăn từ cạnh tranh không lành mạnh đến chính sách bất cập khiến DN mất dần sức cạnh tranh.

Ngành du lịch “đau đầu” vì thực trạng doanh nghiệp (DN) hoạt động chui phát triển. Bên cạnh đó, các vướng mắc trong quy định của Nhà nước khiến DN đánh mất lợi thế cạnh tranh. Đó là những trọng tâm được nêu ra tại buổi đối thoại giữa “Doanh nghiệp và chính quyền TP.HCM” diễn ra ngày 14-11.

DN du lịch “khổ” với hoạt động chui

Đại diện Công ty Du lịch Hoa Thiền cho biết DN lữ hành làm ăn chân chính đang không cạnh tranh lại những DN hoạt động trái phép. Ở mảng du lịch hành hương, nhiều DN lữ hành không có giấy phép vẫn ngang nhiên hoạt động. Thậm chí nhà chùa, tu sĩ tự đứng ra tổ chức chương trình du lịch quốc tế, bán tour giá rẻ, không mua bảo hiểm cho khách du lịch…

Còn theo đại diện Công ty Du lịch Lê Thắng, tình trạng chèo kéo khách, đeo bám chặt chém du khách khiến DN lo lắng. Đặc biệt là dịp cuối năm lượng khách tăng cao, sẽ dễ làm mất uy tín ngành.

Ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở VH-TT&DL TP.HCM, cho biết việc DN phản ánh cũng là lo lắng chung của cơ quan nhà nước. Điều này đã đặt ra nhiệm vụ cho cơ quan chức năng xem xét xử lý. Trong chín tháng qua, các phòng chức năng của Sở khi kiểm tra 50 lượt các công ty du lịch, xử lý được 30 công ty hoạt động chui, trái phép.

Cơ quan chức năng giải đáp thắc mắc cho các DN

“Tình trạng hoạt động chui có các trường hợp là do DN vừa mới thành lập, chưa am hiểu hết các quy định pháp luật. Hay cũng có đơn vị biết và cố tình vi phạm. Bên cạnh đó là những đơn vị vi phạm đã bị xử lý nhưng chây lì. Theo số liệu chưa đầy đủ, hiện nay trên 24 quận/huyện phát hiện 163 đơn vị hoạt động chui” - ông Rum cho biết.

Riêng vấn đề chặt chém du khách, Ông Rum nêu: “UNBD đã có nhiều chỉ đạo nhưng để làm được việc này đòi hỏi phải đồng bộ, chặt chẽ. Hiện nay ngoài lắp đặt đường dây nóng, TP cũng lắp camera thí điểm ở một số tuyến đường trọng điểm của quận 1”.

Đủ kiểu vướng

ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang tồn tại nghịch lý: nếu tỉ lệ góp vốn cao sẽ không được tham gia hoạt động gia công xuất khẩu. Đối với DN sản xuất, chi phí nguyên vật liệu rất cao, chiếm đến 60%-70% doanh thu của DN nên cần vốn của DN ngoại. Nếu thực hiện gia công xuất khẩu thì phần chi phí nguyên vật liệu đó phía DN nước ngoài chịu, DN trong nước sẽ đỡ phải đầu tư.

“Đơn cử tại Việt Nam, làm ván đạt tiêu chuẩn E1, E2 thì nồng độ hóa chất còn cao nhưng phía đối tác nước ngoài yêu cầu tiêu chuẩn E0, nồng độ hóa chất như không có. Muốn đạt được tiêu chuẩn đó phải nhập từ nước ngoài, mà cái này DN nội địa càng khó tiếp cận. Trường hợp mua về có thể gặp rủi ro cao nhưng nếu nguyên liệu của họ chuyển về cho mình thì yên tâm gia công” - một DN ngành gỗ chia sẻ.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết vấn đề DN có vốn đầu tư nước ngoài gặp vướng mắc lớn, theo lộ trình, khi nào mở cửa thì sẽ xem xét lại và thông tin đến DN.

Còn theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Tổng Giám đốc Công ty Dệt Phong Phú, cần phân rõ DN FDI nào được bán sản phẩm vào thị trường nội địa và DN nào không được phép. Thực tế, có đơn vị đầu tư cùng dòng sản phẩm, sau thời gian bán phế phẩm, họ bán cả chính phẩm… Điều này tạo áp lực cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN.

Theo ông Lại Tuấn Vương, Phó phòng Đăng ký Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, đối với DN FDI đăng ký phân phối bán buôn bán lẻ thì được nhập, thu mua sản phẩm tại thị trường nội địa và phân phối tại nội địa. Trường hợp phát hiện DN FDI không có chức năng buôn bán thì báo lên cơ quan chức năng, sẽ tổ chức hậu kiểm thanh tra các DN này.

Theo đại diện BTC, DN chưa thỏa mãn sẽ được chuyển thông tin đến các cơ quan liên quan. Trong năm ngày, cơ quan chức năng phải trả lời cho DN.

Còn nhiều bức xúc

Vẫn còn khá nhiều ý kiến bức xúc, đơn cử như tiêu chí xếp hạng DN vừa và nhỏ để hưởng thuế suất 20%. Trước đây DN có doanh thu dưới 20 tỉ đồng, lao động dưới 100 người được xếp DN vừa và nhỏ. Nhưng hiện nay có những DN sử dụng ít nhân công mà doanh thu cao hơn 20 tỉ đồng, trong đó tỉ lệ nguyên vật liệu sản xuất chiếm 60%-70% doanh thu, thực chất quy mô DN không lớn. Nên chỉ dựa vào doanh thu để xác định được hưởng thuế suất 20% thì rà soát lại.


Tú Uyên

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Tây Ninh: Mía cháy hàng loạt gây hại gần 10 tỷ đồng (14/11/2013)

>   Giá điện có thể tăng 22% trong 2 năm tới (14/11/2013)

>   Lương ngành bán lẻ dự báo tăng cao nhất thị trường (14/11/2013)

>   9 tháng, xuất khẩu Việt Nam sang Malaysia tăng 16,4% (14/11/2013)

>   Vinacomin sẽ đạt doanh thu 5,5 tỷ USD (14/11/2013)

>   Hà Nội nới quy định hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp (14/11/2013)

>   Siêu thị nội trước nguy cơ thâu tóm bởi đối tác ngoại (14/11/2013)

>   Vốn cho dự án của DN thép: Vì sao vẫn khó (14/11/2013)

>   Doanh nghiệp nhà nước: chỗ lãi to, nơi lỗ nặng (14/11/2013)

>   Chuyên gia: Công nghiệp hỗ trợ vẫn là điểm yếu nhất (14/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật