Thứ Năm, 14/11/2013 06:59

Chuyên gia: Công nghiệp hỗ trợ vẫn là điểm yếu nhất

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng điểm yếu nhất của kinh tế Việt Nam vẫn là thiếu công nghiệp hỗ trợ, khi lĩnh vực này chiếm tới 85% giá trị của toàn ngành công nghiệp.

Ông Trần Đình Thiên cho rằng Việt Nam kỳ vọng rất lớn ở Nhật Bản trong việc giúp phát triển một ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: Hoàng Phi

Ông Thiên đưa ra nhận định trên tại hội thảo trong khuôn khổ triển lãm Aureole Fair lần thứ ba, một triển lãm do tập đoàn Mitani Sangyo tổ chức ngày 13-11 tại TPHCM.

Theo ông Thiên, Việt Nam đang có một cơ cấu công nghiệp lệch chuẩn hiện đại, không có một nền công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, và mặc dù trong 15 năm qua, Nhật Bản đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng một nền công nghiệp hỗ trợ, nhưng đã không thành công. Không có được công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam không thể gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, và nếu có gia nhập, thì cũng chỉ ở dưới đáy của chuỗi đó chứ chưa vươn lên được.

Ông Thiên nói Việt Nam kỳ vọng rất lớn ở Nhật Bản trong việc giúp phát triển một ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp địa phương là hết sức quan trọng, và chính các doanh nghiệp Việt Nam này sẽ góp phần làm cho các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản hoạt động hiệu quả hơn.

Thế nhưng, nền kinh tế vẫn đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn, mà theo ông Thiên, các thống kê chưa đầy đủ cho thấy có đến khoảng 1/3 các doanh nghiệp Việt Nam phải đóng cửa hoặc ngưng hoạt động.

Chính vì thế, Việt Nam đang hướng đến các doanh nghiệp Nhật Bản, quốc gia được coi là rất mạnh trong lĩnh vực này với kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp này đi lên.

Ông Thiên cũng cho rằng cần phải nhìn thẳng, nói thẳng nói thật về những khó khăn mà Việt Nam gặp phải, cho rằng từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam rơi vào giai đoạn suy giảm về tốc độ tăng trưởng kéo dài nhất.

“Nếu coi vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là một cơ hội lớn, thì quả thực, Việt Nam đã không tận dụng được cơ hội đó”, ông nhận định.

Ông Thiên cho rằng, đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam, dù vẫn dẫn đầu thị trường, nhưng vẫn còn chậm về tốc độ, yếu về độ liều, khi so sánh với đầu tư của Hàn Quốc.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo, đại diện của một doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng đúng là truyền thống của người Nhật vẫn là khá chậm. Song ông cho rằng, chính phủ Nhật Bản đã có những bước đi mạnh mẽ để đẩy nhanh tốc độ này, và hỗ trợ các doanh nghiệp nước này, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư ra các quốc gia khác.

“Người Nhật một khi đến đầu tư ở đâu, họ phải tìm hiểu rất kỹ lưỡng. Nhưng đôi khi, sự kỹ lưỡng đó dẫn đến quyết định khá chậm, và cơ hội đã bị người khác lấy mất”, ông nói.

Mitani là một tập đoàn lớn của Nhật Bản, hoạt động tại Việt Nam đã 19 năm nay và hiện có 6 công ty hoạt động tại thị trường này.

Ông Miura cho biết, công ty ông đang lên kế hoạch để mở thêm các công ty tiếp theo trong thời gian tới.

Hoàng Phi

thời báo kinh tế sài gòn

Các tin tức khác

>   Mở cửa thị trường bán lẻ: Doanh nghiệp nội lo mất hết thị phần (14/11/2013)

>   DN Việt gọi vốn Tàu cho dự án khủng (14/11/2013)

>   Vay vốn ADB phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (13/11/2013)

>   Cần làm rõ trách nhiệm khi phá vỡ quy hoạch (13/11/2013)

>   "Bẫy" bán hàng đa cấp: Phạt như phủi bụi! (13/11/2013)

>   Thiên Minh bỗng dưng thành "chúa chổm" (13/11/2013)

>   Dự thảo Luật Phá sản: Doanh nghiệp vẫn lo khó khai tử (13/11/2013)

>   Xử lý tài sản liên quan tín dụng ngân hàng: Vẫn khó! (13/11/2013)

>   Sự tăng trưởng đáng sợ (13/11/2013)

>   Tăng giá cước 3G: Đúng định hướng thị trường? (13/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật