CPI tháng 10 của Trung Quốc tiếp tục tăng hơn 3%
Theo dự báo của nhà phân tích vĩ mô hàng đầu công ty Shenyin&wanguo Securities Lý Tuệ Dũng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 10 tăng xấp xỉ 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng khoảng 0,2 điểm phần trăm so với tháng Chín.
Giá thực phẩm tăng là động lực chủ yếu khiến CPI tăng. Giá thực phẩm và phi thực phẩm tăng lần lượt tăng 6,7% và 1,6%.
Đồng quan điểm, nhà phân tích vĩ mô cao cấp Đường Kiến Vĩ thuộc Trung tâm Nghiên cứu tài chính Ngân hàng Giao thông Trung Quốc cho rằng, bước vào tháng 10, thời tiết chuyển hướng tốt, cung ứng rau xanh tăng, giá thực phẩm trong tháng này về tổng thể vẫn bình ổn. Dự kiến giá thực phẩm tháng 10 có tăng chút ít so với tháng Chín, đứng ở mức 3,3%, dẫn tới CPI hai tháng liên tiếp cao hơn 3%.
Còn theo nhà phân tích Dương Vân Phi của Fangzheng Securities, xét đến giá cả các mặt hàng phi thực phẩm chủ yếu như quần áo và nhà ở tiếp tục xu thế tăng mang tính mùa vụ, khả năng giá những mặt hàng này tiếp tục tăng là rất lớn, dự đoán CPI trong tháng 10 sẽ tăng 0,1% so với tháng Chín, và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giới phân tích nhận định rằng sức ép tăng giá ở Trung Quốc rất lớn. Nhà phân tích Lý Tuệ Dũng cho rằng, CPI trong bốn quý tăng ổn định, nhưng không loại trừ khả năng có tháng tăng gần 3,5%, CPI cả năm 2013 có hy vọng khoảng 2,8%, thấp hơn so với mức mục tiêu 3,5%.
Theo nhà phân tích Đường Kiến Vĩ, CPI quý IV có khả năng tiếp tục tăng nhẹ so với cùng kỳ. Trong khi đó, nhà phân tích thị trường tài chính Trần Long thuộc Dongguan Bank nhận định mức độ lạm phát trong năm vẫn là vấn đề quản lý vĩ mô cần chú ý. Do tăng trưởng kinh tế vĩ mô hiện nay chủ yếu đến từ việc mở rộng quy mô tiền tệ, kết quả mở rộng tiền tệ, nên áp lực tăng giá không ngừng tăng lên. Về mặt số liệu, tốc độ tăng CPI trong mấy tháng gần đây đều ở trong xu thế mở rộng.
Trong bối cảnh sức ép tăng giá gia tăng, Viện trưởng Cao Khiêm của Viện Nghiên cứu Chứng khoán Dân tộc cho rằng chính sách tiền tệ quý IV sẽ duy trì sự thắt chặt vừa phải, chính sách tiền tệ như vậy không có lợi cho điều chỉnh kết cấu kinh tế nhưng có lợi có việc kiểm soát nguy cơ tài chính./.
vietnam+
|