Thứ Hai, 18/11/2013 14:30

Cho các Doanh nghiệp có nợ xấu được vay vốn: Cẩn thận vẫn hơn

NHNN mới đây đã có chỉ đạo về giải pháp hỗ trợ cho DN bắt đầu áp dụng từ ngày 14.10. Cụ thể, nếu DN có nợ xấu ở tại NH nhưng đang có phương án sản xuất kinh doanh mới, NH sẽ xem xét tính khả thi, hiệu quả để tính toán cho DN vay.

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng vẫn chưa như kỳ vọng, giải pháp này của NHNN cho thấy rõ mục tiêu vừa hỗ trợ các DN vượt qua khó khăn, và cũng giúp các NH nhanh chóng tăng trưởng tín dụng cho đạt được mục tiêu 12%. Tuy vậy, một số NH cho rằng không nhiều DN được hưởng lợi từ chính sách này.

Ám ảnh bóng ma nợ xấu

Theo thông tin từ NHNN chi nhánh TPHCM thì tính riêng trên địa bàn TP, đến cuối tháng 10.2013, các NH đã dãn nợ cho 341.434 khách hàng, với tổng giá trị các khoản nợ lên tới 122.672 tỉ đồng; giảm lãi suất khoản vay cũ xuống dưới 13%/năm cho 60.800 khách hàng, tương ứng với giảm 75.474 tỉ đồng lãi vay.

Ngoài ra, đến cuối tháng 9, nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn được ghi nhận là 54.413 tỉ đồng, chiếm 6,08% tổng dư nợ trên địa bàn, trong đó nợ xấu của nhóm NH thương mại cổ phần chiếm 46% tổng nợ xấu trên toàn địa bàn. So với cuối năm 2012, tổng nợ xấu của các TCTD trên địa bàn đã tăng đến 15,4%.

Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) chiếm đến 70,1% trong số 54.413 tỉ đồng nợ xấu. Theo báo cáo của NHNN Chi nhánh TPHCM, nợ xấu của nhóm các công ty tài chính chiếm 17,4% trong khi nợ xấu của các công ty cho thuê tài chính chiếm 44,1% tổng dư nợ của từng nhóm này.

Trong khi đó, tỉ lệ nợ xấu của nhóm NH cổ phần là 5,2%, của nhóm NH thương mại nhà nước là 6,75%, NH liên doanh 5,62%, và thấp nhất là nhóm NH nước ngoài với 2,9%. Tuy nhiên, theo phản ánh của các NH thương mại, nợ có khả năng mất vốn đa số là từ các DN, đặc biệt là DN trong ngành nông sản như thủy sản, điều, càphê... do đây là tình hình khó khăn chung của ngành.

Còn trong bức tranh chung của ngành NH thì chất lượng nợ của các NHTM cũng là vấn đề đáng quan tâm. Theo kết quả kinh doanh quý III vừa công bố, tình hình nợ xấu của hàng loạt NH thương mại cổ phần khá lo ngại.

Đơn cử như với PGBank đang có nợ xấu cao nhất hệ thống với tỉ lệ 9,5% trên tổng dư nợ. Hay như SouthernBank, tín dụng 9 tháng tăng trưởng âm nhưng nợ xấu lại tăng từ 1.317 tỉ đồng thời điểm đầu năm lên 1.651 tỉ đồng, chiếm 3,79% tổng dư nợ. Trong đó, nợ nhóm 5 đã tăng thêm hơn 200 tỉ đồng, ở mức 999 tỉ đồng.

Thận trọng cấp vốn

Các NHTM trên địa bàn TPHCM đã bắt đầu áp dụng việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng từ ngày 14.10 vừa qua. Cụ thể, nếu DN có nợ xấu tại NH, nhưng đang có phương án sản xuất - kinh doanh khả thi sẽ được xem xét tính hiệu quả để hỗ trợ vốn cho khách hàng.

Mặt khác, với những DN đã cạn tài sản thế chấp vì vướng nợ xấu, NH cũng sẽ xem xét cho vay dưới dạng tín chấp, nếu xét thấy dự án kinh doanh - sản xuất mới khả thi. Các NH cũng có thể xem xét giảm lãi vay cho DN có khoản nợ đến hạn nhưng chưa trả được, đồng thời chưa thu phần lãi quá hạn và ưu tiên chỉ thu nợ gốc trước, nợ lãi sau, nhằm giúp DN không quá căng kéo trong quá trình trả nợ.

Theo quan điểm của một lãnh đạo NHTMCP, đây là một quy định tháo gỡ cho cả NH lẫn doanh nghiệp, giúp NH đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, và DN có thêm cơ hội để thoát khỏi khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, với việc nợ xấu cao nên buộc các NH rất thận trọng trong chọn lựa khách hàng và cũng giảm hạn mức cho vay hơn trước đối với từng khách hàng.

Việc xem xét cho các DN có nợ xấu vay tiếp cũng có thể tạo ra thêm rủi ro cho NH nếu khách hàng không trả được cả nợ cũ lẫn nợ mới. Việc đẩy mạnh cho vay lúc này mà không kiểm soát được rủi ro nợ xấu sẽ rất nguy hiểm.

“Bản thân các NH dù đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu, nhưng trong tình hình khó khăn hiện nay, nợ nhóm 2 chuyển xuống nhóm 3, nhóm 4 rất nhanh, khiến NH nhiều lúc không kịp trở tay” - vị giám đốc này cho biết.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là việc NH tiếp tục cho vay khoản vay mới trong khi doanh nghiệp đang mang nợ xấu thì có đảm bảo những nguyên tắc về an toàn tín dụng? Và liệu doanh nghiệp đang khó khăn, đang mắc nợ cũ thì họ có thể xoay xở nổi để trả nợ mới, hay lại làm cho nợ xấu tăng thêm?

Một thực tế cần thừa nhận là nếu hỗ trợ vốn để "cứu" doanh nghiệp, nhưng DN vẫn hoạt động bết bát thì NH sẽ phải gánh chịu hậu quả. Trong một buổi gặp vào giữa tháng 10 với đại diện các NH thương mại ở TPHCM, ông Trần Du Lịch - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM - đã tỏ ra quan ngại rằng chương trình cơ cấu lại các khoản nợ cho DN chỉ giúp không tăng thêm nợ xấu nếu bản chất các khoản nợ không thay đổi, và thực tế nhằm giúp giảm chi phí của DN cũng như nợ xấu của NH.

Theo thông tin từ NHNN chi nhánh TPHCM thì cho đến thời điểm này chưa có thống kê cụ thể nên cũng chưa biết rõ có DN có nợ xấu nào nào được vay theo chỉ thị của công văn nêu trên hay không. Nhiều lãnh đạo NHTM cho biết, việc cho vay vốn với các DNvẫn triển khai mạnh trong giai đoạn cuối năm.

Tuy nhiên, ở nhiều NH việc cho vay cũng chủ yếu tiến hành với khách hàng cũ, còn khách hàng mới rất ít. Trên thực tế, trong giai đoạn cuối năm nay, hợp đồng tín dụng ký mới và giải ngân vốn mới không tăng mạnh, chủ yếu là vay ngắn hạn ít có hợp đồng vay trung và dài hạn.

Gia Miêu

lao động

Các tin tức khác

>   20 năm SHB, khác biệt mang đến thành công (18/11/2013)

>   Đại gia còn dám thách thức Thống đốc? (17/11/2013)

>   Tuần từ 11-15/11, NHNN bơm ra 1.131 tỷ đồng (17/11/2013)

>   Từ 26/12: Việt Nam chính thức có Ngân hàng Trung ương (16/11/2013)

>   Navibank xin rút niêm yết và đổi tên thành Ngân hàng Dân Quốc, HĐQT lại "có biến" (16/11/2013)

>   Techcombank: Lãi quý 3 sụt 84%, nợ xấu tăng mạnh 5.93% (15/11/2013)

>   Bao nhiêu lợi nhuận ngân hàng là… “vay mượn”? (15/11/2013)

>   Ngân hàng “chết đuối” với tài sản bảo đảm (15/11/2013)

>   Thống đốc NHNN: Nới room cho ngân hàng ngoại lên 20% (15/11/2013)

>   SeABank được tăng vốn điều lệ lên 5.465 tỷ đồng (15/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật