Chủ Nhật, 10/11/2013 22:16

Chiến lược mới cho cà phê Việt Nam

Dù Việt Nam đứng đầu châu Á, thứ 2 thế giới sau Brazil về sản lượng và xuất khẩu cà phê nhưng một thực trạng đáng báo động là ngành cà phê đang lâm vào nguy cơ đổ vỡ nếu không có chiến lược mới.

Khó khăn bủa vây

Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ 2012 - 2013, Việt Nam đã XK 1,4 triệu tấn cà phê nhân, kim ngạch đạt 3,03 tỷ USD, so với niên vụ trước giảm cả về lượng (11,2%) và giá trị (10,3%). Hiện giá cà phê nội địa giảm sâu, xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua, chỉ còn hơn 30.000 đồng/kg. Giá XK FOB tại cảng Sài Gòn chỉ khoảng 1.520 USD/tấn. Nguyên nhân giá giảm do các quốc gia XK cà phê trên thế giới như Brazil, Indonesia, Colombia tăng nguồn cung để giải phóng lượng lớn tồn kho. Tuy nhiên, nguyên nhân chính đến từ sự tháo chạy của các nhà đầu cơ thế giới khỏi sàn giao dịch ngành hàng nông sản. Điều này khiến các sàn giao dịch cà phê chính là ICE (New York) và NYSE Liffe (London) giảm hoạt động mua bán hàng hóa khiến giá giảm mạnh.

Vicofa khuyến cáo nông dân, DN không nên bán cà phê ồ ạt, tránh việc bán rẻ đầu vụ, cuối vụ không còn hàng để bán. Sắp tới, Hiêp hội sẽ mời đại diện Hiệp hội cà phê các nước XK hàng đầu như Brazil, Indonesia, Colombia, Ấn Độ... ngồi lại bàn cách chặn đà giảm giá cà phê toàn cầu

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Nam Hải - Phó Chủ tịch Vicofa cho biết hạn hán kéo dài hồi đầu năm đã khiến khoảng 5.000 ha cà phê bị mất trắng và khoảng 40.000 ha cà phê bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi đó số vườn cà phê già cỗi liên tục tăng đã lên tới 30% diện tích. Dự kiến, sản lượng cà phê trong niên vụ tới sẽ giảm 15%. Đây là thách thức lớn đối với ngành cà phê của Việt Nam.

“3 năm qua, ngành cà phê Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì sản xuất thiếu tập trung, 90% các vườn cà phê là hộ cá thể, diện tích từ 2 ha trở xuống. Chi phí sản xuất 1 ha cà phê tại Việt Nam hiện nay tốn khoảng 75 triệu đồng, năng suất bình quân 2,4 tấn/ha thì giá thành sản xuất hơn 31.000 đồng/kg. Như vậy, mức giá cà phê hiện đã chạm giá thành sản xuất, nếu bán nông dân không có lãi, DN mua vào XK chỉ có lỗ nặng” - ông Nguyễn Nam Hải cho biết.

Theo Vicofa, đối với hoạt động kinh doanh của các DN ngành cà phê, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt thuế GTGT cao trong gần 1 năm nay đã tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng. Cụ thể, những DN trốn thuế, gian lận thuế mua giá cao nhưng bán ra giá thấp khiến những DN XK cà phê chân chính không cạnh tranh được, nhiều DN đình trệ hoạt động.

Chiến lược mới?

Theo ông Nguyễn Xuân Thái - GĐ Công ty TNHH cà phê Thắng Lợi (Đắk Lắk) với giá bán hiện nay 30.000 đồng/kg, người trồng cà phê chắc chắn lỗ, nếu không có giải pháp hỗ trợ thì giá thu mua sẽ tiếp tục giảm nữa. Hiện nhiều nông dân đang chán nản và từ bỏ cây cà phê. Vì vậy, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ, đầu tư cho nông dân, nếu nông dân bỏ cây cà phê thì DN cũng vô cùng khó khăn do thiếu nguyên liệu đầu vào.

Ông Nguyễn Nam Hải cho biết để giải cứu ngành cà phê, Vicofa đã kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Quỹ phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam để giúp ngành có nguồn vốn phục vụ việc tạm trữ (niên vụ 2013 - 2014 dự kiến tạm trữ 200.000 tấn) nhằm giữ giá trong nước cũng như giá XK, đảm bảo lợi ích của người trồng cà phê.

“Vicofa khuyến cáo nông dân, DN không nên bán cà phê ồ ạt, tránh việc bán rẻ đầu vụ, cuối vụ không còn hàng để bán. Sắp tới, Hiêp hội sẽ mời đại diện Hiệp hội cà phê các nước XK hàng đầu như Brazil, Indonesia, Colombia, Ấn Độ... ngồi lại bàn cách chặn đà giảm giá cà phê toàn cầu”, ông Nguyễn Nam Hải cho biết.

Bên cạnh đó, một chiến lược mới là Đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 cũng được Ban điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam soạn thảo để các DN và nông dân trồng cà phê đóng góp ý kiến. Theo đề án, đến năm 2020 diện tích sản xuất cà phê Việt Nam sẽ ổn định ở mức 600.000 ha. Đề án cũng đặt chỉ tiêu sản lượng 1,7 triệu tấn/năm, trị giá XK đạt 3,8 - 4,2 tỉ USD và tỉ lệ cà phê nhân chế biến công nghiệp đạt 70% vào năm 2020.

Theo ông Nguyễn Quang Bình, chuyên gia lĩnh vực cà phê dù toàn ngành cà phê đang gặp khó khăn nhưng các DN đầu tư nước ngoài (FDI) chuyên sản xuất cà phê hòa tan lại sống khỏe, công suất tiêu thụ hơn 34.000 tấn cà phê/năm, chiếm gần 90% lĩnh vực này. Cụ thể, công suất Công ty TNHH Nestlé Việt Nam lên tới 15.000 tấn/năm, Công ty TNHH Cà phê Ngon 15.000 tấn/năm và Công ty TNNH Olam Việt Nam cũng đạt đến 4.000 tấn/năm.

“DN cà phê Việt Nam cần chú trọng đầu tư, xây dựng thương hiệu, làm theo chuỗi liên kết, có chính sách phát triển sản phẩm cao cấp, biết tìm thị trường thì cũng sẽ sống tốt như DN FDI”, ông Nguyễn Quang Bình nhận định.

Quang Duy

hải Quan

Các tin tức khác

>   Thái Lan lại đề xuất thành lập Hiệp hội gạo ASEAN (10/11/2013)

>   Gạo sang châu Âu tăng mạnh (09/11/2013)

>   Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc ước đạt 2,7 triệu tấn (09/11/2013)

>   Xuất khẩu gạo 10 tháng đạt hơn 5,7 triệu tấn (07/11/2013)

>   Hạ mục tiêu xuất khẩu gạo xuống dưới 7 triệu tấn (07/11/2013)

>   Gạo xuất khẩu tiếp tục giảm mạnh (06/11/2013)

>   Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu (06/11/2013)

>   Xuất khẩu đường lúc được lúc không (06/11/2013)

>   Hậu WTO: Vì sao nông nghiệp tụt hậu? (05/11/2013)

>   Giá cà phê ở Tây Nguyên đang thấp nhất từ năm 2010 (05/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật