Thứ Năm, 28/11/2013 15:18

Ai “nuôi” thanh khoản PVX?

Từ khi có mặt trên sàn vào năm 2009 đến nay, Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) là một trong những CP “nhạy sóng” hàng đầu của thị trường. Nhưng trong đợt sóng hiện tại, CP này gần như đứng ngoài cuộc chơi. Nguyên nhân vì đâu?

Ngập trong thua lỗ

Những ngày gần đây, người ta đã đặt vấn đề khi nào PVX sẽ… rời sàn chứng khoán. Nguyên nhân vì công ty đã lỗ trong 2 năm 2011 và 2012 (đã rơi vào diện kiểm soát), sau 9 tháng năm 2013 công ty vẫn không có chuyển biến gì tích cực khi lỗ gần 1.400 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm 30-9-2013, khoản lỗ lũy kế của PVX đã lên đến hơn 2.600 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của công ty chỉ còn hơn 1.500 tỷ đồng. Nếu quý IV này, PVX không lãi ròng khoảng 1.400 tỷ đồng để “cứu” cho khoản lỗ của 3 quý đầu năm, công ty sẽ có 3 năm lỗ liên tiếp và bị hủy niêm yết.

 Trong 20 phiên giao dịch gần nhất, chỉ có đúng 1 phiên KLGD của PVX đạt dưới mốc 1 triệu CP/phiên, còn lại có những phiên khớp đến 9-10 triệu CP. Thanh khoản như vậy đúng là trong mơ đối với nhiều CP, kể cả những công ty vẫn đang làm ăn hiệu quả cũng chưa so đọ được với PVX. Trong khi PVX đang ngập trong thua lỗ.

PVX đã từng được xem là một blue chip, một ông lớn trên sàn, nhưng với tình hình hiện tại đây chỉ là một CP hạng “ruồi” với giá rẻ mạt.

Thông thường với những CP dạng này, người mua chỉ giải ngân một phần nhỏ số tiền để mạo hiểm chờ những thông tin bất ngờ. Nhưng khả năng PVX bất ngờ, chẳng hạn như thoát lỗ trong năm 2013 sẽ rất khó. Trong khi một số doanh nghiệp khác đã có những động thái như bán tài sản để tìm cách thoát lỗ, PVX gần như không có hành động gì tạo ra dấu ấn.

Và trong tình hình thị trường bất động sản, xây dựng có liên quan đến hoạt động của PVX chưa có những chuyển biến rõ nét, khả năng PVX tạo được những cú lội ngược dòng rất thấp. Nếu chỉ nhìn về biến động giá của PVX trên sàn, dễ dàng nhận định NĐT đang bi quan nên giá của PVX không tăng. Nhưng nếu bi quan còn mua CP để làm gì?

Tại thời điểm 30-9-2013, vốn điều lệ của PVX đạt 4.000 tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu chỉ hơn 1.500 tỷ đồng, tính ra giá trị sổ sách trên mỗi CP (BV) của PVX chỉ khoảng hơn 3.700 tỷ đồng, trong khi thị giá của PVX hiện chỉ bằng khoảng 70% so với giá trị sổ sách, có nghĩa giá được chiết khấu khoảng 30%.

Giá được chiết khấu với tỷ lệ lớn so với giá trị sổ sách là hiện tượng phổ biến của nhiều CP bất động sản. Cũng chính nhờ điều này đã góp phần để một số CP bất động sản như LCG, KDH… có những đợt tăng giá trong thời gian qua. Thực chất, tỷ lệ chiết khấu của PVX không phải quá thấp, vả lại về nợ có thể nói là thật, còn về giá trị sổ sách hay tài sản chưa biết mức độ chính xác đến đâu, tức chưa đến mức quá rẻ để kích thích lòng tham.

Lướt sóng ngắn hạn?

Điểm qua một số lý do để thấy rằng, PVX hiện có rất ít lý do để thu hút NĐT. Hôm qua, 27-11, PVX đóng cửa tăng 100 đồng lên mức 2.600 đồng/CP với KLGD đạt hơn 3,6 triệu CP, tính ra GTGD vào khoảng hơn 9 tỷ đồng. Có nghĩa về mặt KLGD, PVX có vẻ hoành tráng, nhưng quy ra giá trị, tính về dòng tiền đổ vào cũng không phải lớn. Mua10.000 CP PVX, một khối lượng rất “to” chỉ phải bỏ ra 26 triệu đồng, một số tiền không lớn với NĐT.

Nhìn lại lịch sử biến động giá của PVX những năm qua, trong một số thời điểm, đỉnh cao là năm 2010, CP này đã tăng rất nóng rồi sau đó lại điều chỉnh mạnh. Cũng bởi điều này, nên cũng có thể xuất hiện “tàn tích” sau những đợt sóng thần, đó chính là việc bên mua nếu mua phải giá đỉnh sẽ dẫn đến việc bị “kẹp hàng” không thể bán ra.

Đến khi có thể bán được CP chưa chắc đã muốn bán, vì giá hiện so với giá đỉnh đã quá thấp. Vậy nên chiến thuật được lựa chọn là tiếp tục giao dịch lướt sóng mua bán trong cùng phiên, hưởng chênh lệch giá chừng vài trăm đồng mỗi lần mua bán. Tính ra, chỉ cần PVX tăng khoảng 200 đồng, việc mua rồi bán 100.000 CP PVX cũng có thể lãi được gần 20 triệu đồng.

Thi công đê chắn sóng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

PVX đơn thuần chỉ là một CP để giao dịch, mua bán, những yếu tố như KQKD nếu có chi phối cũng chỉ tại một số thời điểm, còn lại theo sự vận động của thị trường. Chính nhờ thanh khoản tốt, PVX thu hút được một dòng tiền đi tìm kiếm cơ hội ngắn hạn, bởi CP này dù có thua lỗ, thanh khoản vẫn tốt, nếu có chuyện gì vẫn có thể “chạy” được.

Nhưng thử đặt ra giả thiết xấu nhất, nếu PVX không thể cải thiện tình trạng thua lỗ của 2 năm trước và dẫn đến việc bị hủy niêm yết, liệu lúc đó PVX có thể giữ được thanh khoản lớn như hiện nay không? Có lẽ đó là chuyện của… vài tháng nữa, khi BCTC quý IV và BCTC năm 2013 của PVX xuất hiện. Còn bây giờ, dòng tiền tham gia PVX nếu là dòng tiền để lướt sóng ngắn việc gì phải… nghĩ dài, cứ vô rồi lại ra thật nhanh.

Những ngày qua, STL cũng đã “đại náo” sàn UPCoM khi liên tục tăng trần, vậy nên nếu PVX có bị hủy niêm yết, có khi cũng có khả năng giống như STL, nhờ vậy UPCoM cũng được hưởng lợi. Nếu nghĩ vậy lại càng có khả năng cứ vô tư giải ngân vào PVX.

Ngọc Thanh

Sài Gòn đầu tư

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu cảng biển không tiếng nhưng được miếng (28/11/2013)

>   Cổ đông ngoại “chiếm quyền” cổ đông nội (28/11/2013)

>   LGC: Thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (28/11/2013)

>   “Hàng nóng” trên TTCK: Nên mừng hay lo? (28/11/2013)

>   28/11: Bản tin 20 giờ qua (28/11/2013)

>   Cổ phiếu Vận tải-Kho bãi tăng gấp 2 lần thị trường: Động lực từ đâu? (29/11/2013)

>   HBC: Thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (27/11/2013)

>   VCSC: Bất động sản đã bước vào giai đoạn đáy (27/11/2013)

>   VPC: 9 tháng lỗ, cổ phiếu vẫn "phi" liền 14 phiên (27/11/2013)

>   Hiệp định TPP sẽ giúp TTCK tăng 15% trong 2 tháng? (27/11/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật