Thứ Hai, 28/10/2013 08:46

Tăng trưởng kinh tế dưới các góc nhìn khác nhau

Tăng trưởng kinh tế là một đỉnh quan trọng của lục giác mục tiêu (tăng trưởng, lạm phát, cán cân thanh toán, thất nghiệp, tỷ lệ nghèo, môi trường). Thử nhận diện tăng trưởng kinh tế năm 2013 dưới 5 trên 6 góc độ trên.

Ở góc độ thứ nhất, tốc độ tăng đã cao lên qua các quý năm nay (quý 1 tăng 4,76%, quý 2 tăng 5%, quý 3 tăng 5,54%, quý 4 ước tăng 6%) và cao hơn năm trước (5,4% so với 5,25%). Xu hướng này thể hiện tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu thoát đáy vượt dốc đi lên nhưng chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch (5,5%). Tính chung 3 năm thấp nhất so với tốc độ tăng bình quân năm trong 4 kỳ 5 năm trước, thấp xa so với kế hoạch 5 năm 2011-2015.

Ở góc độ thứ hai, do lạm phát ở Việt Nam cao gấp nhiều lần ở Mỹ, trong khi tỷ giá VND/USD ổn định (bình quân 2012 tăng 0,18%, 10 tháng 2013 tăng 0,58%), nên GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đã tăng tương đối nhanh qua mấy năm nay (2010 đạt 1.273 USD, 2011 đạt 1.517 USD, 2012 đạt 1.749 USD, khả năng 2013 sẽ vượt qua mốc 1.900 USD). Với kết quả này, Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp, chuyển sang nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp). Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2011 vẫn còn thấp xa so với nhiều nước và vùng lãnh thổ (đứng thứ 7/11 Đông Nam Á). Năm 2013 có thể cao lên, nhưng chênh lệch mức tuyệt đối vẫn còn xa, thậm chí đối với nhiều nước Việt Nam có nguy cơ tụt hậu xa hơn.

Ở góc độ thứ ba, tăng trưởng của nhóm ngành dịch vụ cao hơn năm trước và cao hơn tốc độ tăng của toàn bộ nền kinh tế (tương ứng là 6,56% so với 5,9% và 5,4%). Diễn biến này một phần do việc mở cửa hội nhập sâu rộng hơn, một phần do khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao lên (FDI chiếm tới 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu). Tỷ trọng trong GDP của nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm do tăng trưởng chậm lại so với 2 năm trước, giá bị giảm, xuất khẩu tăng thấp. Tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng giảm xuống trong mấy năm nay (từ 41,64% xuống 38,63% năm 2012), chủ yếu do tăng trưởng chậm lại. Cần lưu ý đây là 2 nhóm ngành kinh tế thực, trong đó nông nghiệp là trụ đỡ, công nghiệp là đầu tàu, động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Ở góc độ thứ tư, tăng trưởng cần đặt trong mối quan hệ với lạm phát. Nên “lạm phát hợp lý, tăng trưởng hợp lý” là phù hợp (thắt chặt quá để kiềm chế lạm phát sẽ làm suy giảm tăng trưởng; nới lỏng quá để tăng trưởng sẽ làm lạm phát cao).

Ở góc độ thứ năm, tăng trưởng gắn với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ số lượng theo chiều rộng, sang chất lượng theo chiều sâu. Do vậy, lượng vốn đầu tư, số lượng lao động đang làm việc là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là hiệu quả đầu tư và năng suất lao động. Về mặt này Việt Nam còn đạt thấp, chuyển biến còn chậm.

Ngọc Minh

thanh niên

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: “Lạm phát không còn là vấn đề nóng” (27/10/2013)

>   Tái cơ cấu kinh tế: Đại biểu chê chậm, Chính phủ nói gì? (27/10/2013)

>   Kinh tế năm 2013: Ba chỉ tiêu khó đạt (26/10/2013)

>   Tự chủ kinh tế và toàn cầu hóa (26/10/2013)

>   Thảo luận tại Quốc Hội về chi tiêu ngân sách: 'Chúng ta đã ăn vào thịt của mình' (26/10/2013)

>   Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: 'Thoái vốn, rút lui nhưng cũng phải có trật tự' (26/10/2013)

>   FDI vào Việt Nam tăng mạnh, vượt 19 tỷ USD (26/10/2013)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 ước tăng 5,9% (25/10/2013)

>   Hiệp định TPP có nguy cơ thất bại (25/10/2013)

>   TS. Vũ Viết Ngoạn: Ứng phó với diễn biến kinh tế là rất quan trọng (25/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật