Thứ Bảy, 26/10/2013 15:21

Kinh tế năm 2013: Ba chỉ tiêu khó đạt

Sau khi Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình kinh tế- xã hội năm 2013, kế hoạch năm 2014 và kế hoạch 5 năm (2011- 2015), bên hành lang Quốc hội, TS.Cao Sĩ Kiêm- đại biểu Quốc hội- đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về một số vấn đề kinh tế vĩ mô.

Ý kiến của ông như thế nào về tình hình kinh tế- xã hội năm nay và dự báo các năm kế tiếp?

Năm 2013, kinh tế Việt Nam rất khó khăn, nhất là quý I, nhưng nhờ chủ động và đề ra giải pháp rất sớm, chúng ta đang dần vượt qua khó khăn. Đến thời điểm này có thể khẳng định rằng, năm nay, trong 15 chỉ tiêu đặt ra thì có 12 chỉ tiêu đạt và vượt, còn lại 3 chỉ tiêu khó đạt, đó là tăng trưởng, việc làm và đầu tư.

Sang năm 2014, nếu chúng ta biết khai thác và tập trung vào vấn đề dài hạn như mô hình, cơ cấu, thể chế thì sẽ có những thuận lợi mới, và nếu làm tốt thì năm 2014- 2015 tăng trưởng sẽ khá hơn, lạm phát sẽ thấp hơn. Đấy là dấu hiệu đáng mừng, tạo cơ sở cho năm 2015 sẽ cao hơn so với mục tiêu của Nghị quyết 11 đặt ra.

Ông có thể nói rõ hơn về những vấn đề mà Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới?

Ví dụ, khi tăng trưởng kinh tế có sự giảm sút thì chúng ta cần phân tích rõ những yếu tố dẫn đến sự giảm sút đó. Nếu khó khăn đó thuộc khách quan như biến động của thế giới, thiên tai... hoặc do các nguyên nhân chủ quan đến từ chính sách, cơ chế, thể chế, bố trí nhân sự, cách điều hành quản lý... thì cũng đều phải có phân tích, cái gì chúng ta có thể khắc phục được, cái gì là bất khả kháng, cái gì phải thích nghi, chấp nhận...

Hoặc về quản lý điều hành, nhìn chung về mặt định hướng, tôi thấy không có gì sai, giải pháp cơ bản là trúng, nhưng tại sao lại không đi vào cuộc sống?

Có thể là vấn đề đánh giá của chúng ta không sát do hệ thống số liệu không phản ánh đầy đủ, thực chất, về những khó khăn của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân, nợ xấu, thực trạng bất động sản, cơ cấu ngân sách... dẫn đến việc thiếu cụ thể hóa chính sách và cơ chế, biện pháp giải quyết từng lĩnh vực cụ thể

Do vậy, phải tạo dựng được một lực lượng điều hành, quản lý và xử lý phải công bằng, công khai, minh bạch, thì mới làm cho lòng tin quay trở lại, ý chí phấn đấu mới được nâng lên.

Vậy vai trò của Quốc hội như thế nào, thưa ông?

TS. Cao Sĩ Kiêm:

Năm 2014 là năm xoay chuyển tình thế, phải làm tốt những yếu tố tạo nền tảng thì năm 2015 mới ổn định và có những yếu tố để phục hồi và phát triển. Đây là những vấn đề lớn buộc phải giải quyết ngay trong kỳ họp Quốc hội này.

Quốc hội đề nghị Chính phủ phải có giải trình, làm rõ một số chính sách, chủ trương đã ban hành, hiện đã thực hiện tới đâu, như: Gói kích cầu 30.000 tỷ, xử lý nợ xấu, tồn kho... Quốc hội cũng cần phải làm sáng tỏ việc tái cơ cấu nền kinh tế đã đi được những bước nào... Làm như vậy không phải để chỉ trích Chính phủ mà để người dân có niềm tin hơn và có như vậy, Quốc hội mới làm tròn trách nhiệm của mình.

Theo ông, những vấn đề nào các doanh nghiệp trông đợi nhất từ Chính phủ?

Một là, Chính phủ phải cụ thể hóa một cách nhanh chóng, phù hợp, kịp thời tất cả những cơ chế, chính sách và giải pháp đã có, đã đề ra đối với các doanh nghiệp.

Hai là, phải có tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá và kiểm soát được “sức khỏe” doanh nghiệp một cách thực chất. Trên cơ sở đó phải có tuyên truyền công khai, minh bạch, rõ ràng.

Ba là, phải tạo nên môi trường nghiêm minh, công bằng, tôn vinh những doanh nghiệp làm tốt, có đóng góp; đồng thời phát hiện, kiểm tra, xử lý kịp thời những doanh nghiệp có vi phạm hoặc cố tình làm méo mó những chính sách... để tạo lòng tin, tạo nên một sinh khí mới cho doanh nghiệp.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Hằng (thực hiện)

công thương

Các tin tức khác

>   Tự chủ kinh tế và toàn cầu hóa (26/10/2013)

>   Thảo luận tại Quốc Hội về chi tiêu ngân sách: 'Chúng ta đã ăn vào thịt của mình' (26/10/2013)

>   Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: 'Thoái vốn, rút lui nhưng cũng phải có trật tự' (26/10/2013)

>   FDI vào Việt Nam tăng mạnh, vượt 19 tỷ USD (26/10/2013)

>   Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 ước tăng 5,9% (25/10/2013)

>   Hiệp định TPP có nguy cơ thất bại (25/10/2013)

>   TS. Vũ Viết Ngoạn: Ứng phó với diễn biến kinh tế là rất quan trọng (25/10/2013)

>   Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Cần thiết nâng trần bội chi, phát hành bổ sung TPCP (25/10/2013)

>   Chu kỳ lạm phát bị phá vỡ (25/10/2013)

>   TPP và những kỳ vọng tháng 10 (24/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật