Thứ Tư, 23/10/2013 09:18

Phân tích kỹ thuật cổ phiếu ”nóng”: KMR - CTCP Mirae

Do cổ phiếu này đang test lại vùng đỉnh cũ dài hạn nên việc mua vào là khá rủi ro. Theo nhận định của Phòng Nghiên cứu Vietstock, nhà đầu tư nên bán ra nếu giá vẫn chưa phá vỡ được vùng 4,200 – 4,500. Nhà đầu tư thận trọng chỉ nên mua vào khi giá rơi về vùng 2,500 – 3,000 hoặc giá phá vỡ hoàn toàn vùng 4,200 – 4,600.

TÍN HIỆU KỸ THUẬT QUAN TRỌNG

Dài hạn: Vùng 4,200 – 4,600 đóng vai trò quan trọng về mặt chiến lược trading. Đây là vùng đỉnh cũ của tháng 07/2012 và đồng thời cũng là vùng đáy cũ (đã bị phá vỡ) của giai đoạn tháng 05/2011, tháng 12/2008…

Như vậy, vùng này hội tụ được tất cả các yếu tố chủ chốt của một vùng kháng cự mạnh: thời gian tồn tại lâu (trên 5 năm), số lần test thành công nhiều (gần 10 lần) và thời gian hình thành các đỉnh đáy lớn khá lâu. Vì vậy, vùng 4,200 – 4,600 có vai trò bước ngoặt đối với chiến lược đầu tư.

Nếu vùng này bị phá vỡ trong thời gian tới thì đà tăng trưởng dài hạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Còn nếu vẫn duy trì bên dưới vùng này thì nguy cơ điều chỉnh sẽ tăng cao.

Ngắn hạn: Thanh khoản đang rất tốt. Bên cạnh việc các Runaway Gap liên tục xuất hiện thì việc khối lượng khớp lệnh đang duy trì mức khá cao bên trên mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương 980,000 đơn vị) cho thấy rủi ro ngắn hạn không quá lớn.

Nếu thanh khoản vẫn tiếp tục duy trì ổn định ở mức cao trong thời gian tới thì giá hoàn toàn có thể tiếp tục đà bứt phá.

Parabolic SAR vẫn chưa cho dấu hiệu đảo chiều. Đường này vẫn đang duy trì khá sâu bên dưới giá cho thấy nguy cơ đảo chiều giảm mạnh trong ngắn hạn khó xảy ra.

Các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự đáng chú ý xác định theo Fibonacci:

• Ngưỡng 0% : 2,200

• Ngưỡng 23.6% : 3,100

• Ngưỡng 38.2% : 3,600

• Ngưỡng 50.0% : 4,000

• Ngưỡng 61.8% : 4,500

• Ngưỡng 100.0%: 5,900

Chiến lược trading: Do cổ phiếu này đang test lại vùng đỉnh cũ dài hạn nên việc mua vào là khá rủi ro. Nhà đầu tư nên bán ra nếu giá vẫn chưa phá vỡ được vùng 4,200 – 4,500. Nhà đầu tư thận trọng chỉ nên mua vào khi giá rơi về vùng 2,500 – 3,000 hoặc giá phá vỡ hoàn toàn vùng 4,200 – 4,600.

MỘT SỐ THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý

Lợi nhuận 9T/2013 đột biến nhờ hoàn nhập dự phòng. Theo BCTC hợp nhất 9 tháng đầu năm 2013, doanh thu của KMR đạt 268.5 tỷ đồng, giảm nhẹ 6.3% so với 9 tháng đầu năm 2012. Mặc dù doanh thu các mặt hàng Quilting, Bedding, Nệm lò xo và Máy móc đều sụt giảm đáng kể so với cũng kỳ, nhưng doanh thu Padding tăng trưởng mạnh từ mức 65 tỷ đồng của 9T/2012 lên đến gần 99 tỷ đồng trong 9T/2013 đã giúp tổng doanh thu chỉ giảm nhẹ.

Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế chuyển biến tích cực khi đạt 14.2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 29.8 tỷ đồng. Kết quả lợi nhuận của KMR có sự cải thiện nhờ vào:

Tỷ lệ lãi gộp cải thiện. Theo đó, tỷ lệ lãi gộp của KMR đã tăng từ 18.7% trong 9T/2012 lên 20.4% trong 9T/2013; và lợi nhuận gộp đã tăng hơn 2% so với cùng kỳ đạt gần 54.7 tỷ đồng. Nhiều khả năng giá vốn hàng bán của KMR đã cải thiện đáng kể nhờ giá nghiên liệu đầu vào giảm so với cùng kỳ.

Chi phí quản lý giảm mạnh. Theo đó, chi phí quản lý của KMR trong 9T/2013 chỉ có 20.2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lên tới 64.1 tỷ đồng do dự phòng nợ thu khó đòi tăng mạnh.

Thu nhập khác. Trong 9T/2013, KMR có khoản lợi nhuận khác tổng cộng gần 8.1 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận khác có được là do KMR đã hoàn nhập dự phòng khoản phải thu nợ khó đòi (xem thêm bên dưới).

Khoản phải thu tiếp tục tăng. Có thể đã hoàn nhập dự phòng 7.6 tỷ đồng. Khoản phải thu của KMR tại thời điểm cuối tháng 9/2013 là gần 181 tỷ đồng, tăng mạnh 21.5% so với con số đầu năm; trong đó phải thu khách hàng là 153.6 tỷ đồng, tăng 29% so với con số 119 tỷ đồng vào đầu năm 2013.

Giá trị khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi giảm từ mức 35.6 tỷ đồng vào đầu năm xuống còn 28 tỷ đồng, chiếm 15.5% tổng giá trị khoản phải thu ngắn hạn. Như vậy, nhiều khả năng KMR đã hoàn nhập dự phòng trong kỳ khoảng 7.6 tỷ đồng và giúp thu nhập khác đột biến.

Theo Báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2013, KMR đã phải trích lập 22.6 tỷ đồng dự phòng nợ khó đòi liên quan tới Công ty TNHH Mirae Fiber Technology Co., Ltd (Hàn Quốc) là cổ đông sáng lập, cổ đông lớn của Mirae (xem thêm nhận định bên dưới).

Phát hành bổ sung 6 triệu cổ phiếu (60 tỷ đồng mệnh giá). KMR sẽ chào bán 6 triệu cổ phiếu với giá 10,000 đồng/cp cho Mirae Fiber Tech và ông Shin Young Sik.

Cổ đông Shin Young Sik sẽ góp vốn bằng tiền, trị giá 4 tỷ đồng vào KMR. Trong khi đó, KMR sẽ phát hành cho Miare Fiber Tech 5.6 triệu cổ phần, tương đương 16.28% vốn điều lệ. Mirae Fiber Tech sẽ góp vốn bằng giá trị số máy móc mà công ty đang sở hữu, cụ thể là dây chuyền xuất vải không dệt, ước tính trị giá 56 tỷ đồng. Mirae Fiber Tech có trách nhiệm nhập khẩu số thiệt bị nói trên vào Việt Nam. Sau khi nhập khẩu, số máy móc thiết bị này sẽ được định giá bởi một tổ chức thẩm định được cả 2 bên chấp thuận. Nếu giá trị sau thẩm định cao hơn 56 tỷ đồng, KMR sẽ thanh toán cho Mirae Fiber Tech phần chênh lệch bằng tiền. Ngược lại, nếu giá trị thẩm định chưa tới 56 tỷ đồng, Mirae Fiber Tech có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch, để đảm bảo số vốn sẽ góp.

Việc phát hành thêm 6 triệu cổ phiếu sẽ khiến cho cổ phiếu KMR chịu rủi ro pha loãng. Tuy nhiên, nếu so với mức thị giá hiện tại khoảng 4,000 đồng/cp thì vệc phát hành với mệnh giá 10,000 đồng/cp là tin tốt cho các cổ đông. Mặc dù vậy, cũng cần để ý Mirae Fiber Tech và ông Shin Young Sik hiện đều là những cổ đông sáng lập và cổ đông lớn của KMR, và việc xác định giá trị tài sản góp vốn một cách hợp lý là vấn đề rất quan trọng.

Kỳ vọng tăng trưởng của KMR đến từ: (1) Hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi liên quan đến Mirae Fiber Tech. Mirae Fiber Tech đã cam kết trả hết nợ khó đòi trong năm 2013 và nhiều khả năng Mirae Fiber Tech đã trả một phần (7.6 tỷ đồng) cho KMR trong quý 3 vừa qua.

Theo kế hoạch, Mirae Fiber Tech sẽ tiến hành góp vốn trong thời gian tới bằng máy móc thiết bị (như đề cập ở trên). Do đó, việc Mirae Fiber Tech tiếp tục trả nợ cho KMR là hoàn toàn có khả năng diễn ra và KMR có thể sẽ tiếp tục hoàn nhập dự phòng trong quý 4/2013 đồng thời ghi nhận lợi nhuận khác đột biến.

Mặc dù vậy, do Mirae Fiber Tech và KMR thường xuyên phát sinh giao dịch nên Mirae Fiber Tech chậm trễ trong thanh toán là điều hoàn toàn có thể diễn ra trong tương lai, đặc biệt khi công ty này là cổ đông lớn của KMR. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử dụng tiền của KMR.

(2) Kỳ vọng từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp ngành dệt may, trong đó có KMR.

Giao dịch và Định giá cơ bản. Cổ phiếu KMR đã tăng mạnh 76% (từ 2,500 lên 4,400 đồng/cp) chỉ trong vòng hơn một tháng từ ngày 16/09 đến nay. Đà tăng mạnh có thể xuất phát từ việc đầu cơ và do đó nhiều khả năng giao dịch của KMR sẽ chịu áp lực chốt lời khi thông tin thực xuất hiện. KMR đang giao dịch ở mức P/B 0.21 lần và P/E trailing ở mức 6.74 lần, với có khối lượng giao dịch trung bình 52 tuần hơn 296 ngàn đơn vị/phiên nhưng có hiện tượng đột biến trong thời gian gần đây.


Minh Hằng ghi

Các tin tức khác

>   Tình trạng overbought kéo dài liệu có nguy hiểm? (30/10/2013)

>   Ngày 22/10: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (22/10/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 21 – 25/10 (23/10/2013)

>   Tuần 21 - 25/10: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (20/10/2013)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 21 – 25/10/2013 (18/10/2013)

>   Đầu cơ đón KQKD quý 3: Nên chọn cổ phiếu nhóm nào? (24/10/2013)

>   PTKT phiên chiều 18/10: Sắp chạm vùng cận trên của kênh giá trung hạn (18/10/2013)

>   PTKT phiên chiều 17/10: Hai lần vượt ’chướng ngại vật’ 500 điểm (17/10/2013)

>   Phân tích dòng tiền và giao dịch của khối ngoại trong thời gian gần đây (18/10/2013)

>   Ngày 17/10: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (16/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật