Thứ Năm, 24/10/2013 09:07

Đầu cơ đón KQKD quý 3: Nên chọn cổ phiếu nhóm nào?

Phản ứng của thị trường trước các đợt công bố thông tin KQKD như thế nào? Nên chọn nhóm cổ phiếu nào để đón lõng đà tăng tiềm năng?

Thông tin kết quả kinh doanh (KQKD) của các doanh nghiệp niêm yết luôn được thị trường quan tâm, không chỉ để theo dõi tình hình hoạt động mà còn là cơ hội để dòng tiền đầu cơ hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.

Thị trường qua các đợt công bố thông tin KQKD

Hãy cùng xem lại xu hướng giao dịch khi thị trường đón nhận thông tin KQKD từ đầu năm đến nay.

Về mặt KQKD công bố, điềm chung của các doanh nghiệp niêm yết đó là đã có cải thiện đáng kể về lợi nhuận, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2013.

Doanh thu của hầu hết các doanh nghiệp không thực sự khả quan khi tốc độ tiêu thụ giảm hoặc chỉ tăng nhẹ (ngoại trừ các doanh nghiệp lớn); trong khi đó, lợi nhuận lại có xu hướng tăng trưởng trở lại.

Lợi nhuận của một số doanh nghiệp cải thiện là nhờ vào giá vốn hàng bán giảm (chủ yếu do giảm giá nguyên liệu đầu vào), nhưng phần lớn lại đến từ việc chi phí lãi vay giảm mạnh so với cùng kỳ.

Về mặt giao dịch, có thể thấy:

(1) Số lần tăng điểm chiếm ưu thế, nhưng độ nóng của thông tin KQKD giảm. Thống kê ảnh hưởng của thông tin KQKD trong tháng mà doanh nghiệp công bố của giai đoạn từ đầu năm đến nay cho thấy, thị trường đã tăng điểm 2 lần trong tháng 1 và tháng 7, trong khi giảm điểm trong tháng 4.

Sự cải thiện trở lại của KQKD đã giúp chỉ số thị trường tăng mạnh trong đợt công bố KQKD vào tháng 1 (VN-Index tăng 15.97%).

Tuy nhiên, những lần công bố tiếp theo đã có diễn biến trái chiều: giảm mạnh trong lần công bố tháng 4 (-3.87%) và chỉ tăng nhẹ trong lần công bố tháng 7 (2.37%).

Như vậy, có thể thấy thông tin KQKD khả quan trong những quý tiếp theo đã không có tác động mạnh đến thị trường như trong lần công bố tháng 1/2013. Kịch bản tăng trưởng lợi nhuận không thay đổi đột biến đã khiến ảnh hưởng của thông tin KQKD không còn mạnh mẽ.

(2) Giao dịch đầu cơ dậy sóng. Đà tăng thường kéo dài trong giai đoạn cuối tháng. Mặc dù xu hướng chung của thị trường không chịu ảnh hưởng nhiều từ thông tin về KQKD, tuy nhiên hoạt động đầu cơ vẫn tiếp tục dậy sóng trong khoảng thời gian này.

Sóng thị trường trong tháng công bố KQKD thường đi theo mẫu hình Tăng-Giảm-Tăng. Cụ thể:

(i) Thị trường thường tăng điểm ngay từ đầu tháng công bố thông tin KQKD. Rất có thể các thảo luận ban đầu về thông tin KQKD đã ảnh hưởng lên hoạt động giao dịch trên thị trường.

(ii) Thị trường thường điều chỉnh trong khoảng thời gian gần cuối tháng. Hoạt động điều chính này có thể xuất phát từ xu hướng chốt lời gia tăng, trong đó hoạt động bán khi thông tin thực xuất hiện góp phần không nhỏ.

(iii) Sau điều chỉnh, thị trường thường nhanh chóng tăng điểm trở lại và xu hướng tăng điểm vào cuối tháng thường duy trì trong thời gian khá lâu.

Biểu đồ 1: Biến động VN-Index trong các đợt công bố KQKD (Nguồn: VietstockUpdater)

Nên đầu tư vào nhóm cổ phiếu nào trong mùa công bố KQKD?

Thống kê biến động của chỉ số VN-Index và các nhóm cổ phiếu theo Market Cap trong những tháng công bố KQKD cho thấy:

Bảng 1: Biến động của các chỉ số Market Cap (Nguồn: VietstockFinance)

Nhóm Large Cap luôn là tâm điểm thị trường khi là nhóm cổ phiếu dẫn dắt xu hướng. Large Cap luôn nằm trong nhóm tăng và giảm điểm mạnh nhất trong các lần công bố thông tin KQKD. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có phần giảm bớt trong lần công bố KQKD gần nhất.

Nhóm Mid Cap tỏ ra an toàn hơn khi duy trì mức tăng trưởng tốt trong những lần thị trường tăng điểm. Ở chiều ngược lại, đà giảm của nhóm Mid Cap cũng biến động ít hơn so với thị trường.

Nhóm Small Cap và Micro Cap dường như không được ưa thích trong thời gian qua. Mức tăng (nếu có) đều thấp hơn rất nhiều so với xu hướng thị trường, thậm chí là giảm điểm trong khi thị trường tăng. Nếu thị trường giảm điểm thì tốc độ giảm điểm của các nhóm này cũng mạnh hơn.

Có lẽ dòng tiền đang quan tâm nhiều hơn đến những cổ phiếu có nền tảng cơ bản vững chắc trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Biểu đồ 2: Biến động của VN-Index so với với VS-Large Cap, VS-Mid Cap (Nguồn: VietstockUpdater)

Biểu đồ 3: Biến động của VN-Index so với VS-Small Cap, VS-Micro Cap (Nguồn: VietstockUpdater)

Duy Nam (Vietstock)

Các tin tức khác

>   PTKT phiên chiều 18/10: Sắp chạm vùng cận trên của kênh giá trung hạn (18/10/2013)

>   PTKT phiên chiều 17/10: Hai lần vượt ’chướng ngại vật’ 500 điểm (17/10/2013)

>   Phân tích dòng tiền và giao dịch của khối ngoại trong thời gian gần đây (18/10/2013)

>   Ngày 17/10: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (16/10/2013)

>   PTKT phiên chiều 16/10: MACD sắp cho bán trở lại (16/10/2013)

>   PTKT phiên chiều 15/10: SMA 100 đang hỗ trợ tốt (15/10/2013)

>   Ngày 15/10/2013: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (14/10/2013)

>   Tín hiệu kỹ thuật từ các Trading System: Tuần 14 – 18/10 (14/10/2013)

>   PTKT phiên chiều 14/10: Thanh khoản phát tín hiệu tiêu cực? (14/10/2013)

>   Tuần 14 - 18/10/2013: 10 cổ phiếu ”nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (13/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật