Thứ Năm, 31/10/2013 16:30

Mỹ: Thâm hụt ngân sách liên bang thấp nhất trong 5 năm

Bộ Tài chính Mỹ ngày 30/10 cho biết thâm hụt ngân sách liên bang tài khóa 2013 (kết thúc vào ngày 30/9 vừa qua) đã giảm xuống còn 680 tỷ USD nhờ chi tiêu công giảm mạnh và nguồn thu thuế tăng.

Mức thâm hụt này giảm 37% so với năm ngoái và chưa bằng một nửa mức thâm hụt kỷ lục hơn 1.400 tỷ USD của tài khóa 2009, thời điểm Chính phủ Mỹ phải chi tiêu mạnh để chặn đứng đà suy thoái.

Đây cũng là lần đầu tiên trong 5 năm qua, thâm hụt ngân sách của Mỹ dưới mức 1.000 tỷ USD.

Cụ thể, tổng thu liên bang của Mỹ trong tài khóa 2013 đã tăng 13,3%, lên 2.770 tỷ USD chủ yếu là từ tăng thuế cá nhân, trong khi tổng chi lại giảm 2,4% còn 3.450 tỷ USD.

Mức giảm 84 tỷ USD chi tiêu này được coi là nhờ các chính sách thắt chặt chi tiêu mạnh mẽ được thực hiện hồi tháng 3 vừa qua.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew khẳng định dưới thời Tổng thống Barack Obama, thâm hụt ngân sách liên tục giảm và giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II.

Ông Lew cũng kêu gọi Quốc hội nhanh chóng thông qua dự thảo ngân sách tài khóa 2014 nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm nhằm củng cố nền kinh tế trong khi vẫn duy trì kỷ luật tài chính.

Các số liệu trên được đưa ra trong bối cảnh các nghị sỹ đảng Cộng hòa và Dân chủ vừa quay trở lại đàm phán giải quyết các bất đồng liên quan đến ngân sách cho chinh phủ liên bang tài khóa 2014.

Thỏa thuận ngân sách tạm thời được thông qua vào trung tuần tháng 10 về cơ bản mới chỉ đưa ra kế hoạch chi tiêu ngân sách mang tính thỏa hiệp, theo đó đồng ý cấp ngân sách cho chính phủ hoạt động trở lại đến ngày 15/1/2014 và gia hạn quyền vay tiền trả nợ cho Bộ Tài chính đến hết ngày 7/2/2014.

Hồi đầu tháng 10, thất bại trong việc đạt được thỏa thuận ngân sách tại Quốc hội đã khiến Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần trong suốt 16 ngày.

Cũng trong ngày 30/10, ngân hàng trung ương Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế Mỹ bằng các biện pháp kích cầu.

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho biết sẽ tiếp tục mua trái phiếu chính phủ trị giá 85 tỷ USD mỗi tháng để bơm thêm tiền vào nền kinh tế Mỹ và giữ mức lãi suất cơ bản gần bằng 0.

Đây là nỗ lực mà Fed bắt đầu thực hiện từ hơn một năm nay nhưng không mấy thành công trong việc thúc đẩy đáng kể tăng trưởng kinh tế./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Tương lai kinh tế Khu vực đồng euro vẫn chưa rõ ràng (31/10/2013)

>   Kinh tế Nhật được gì sau một năm áp dụng Abenomics? (31/10/2013)

>   Fed giữ nguyên QE, chờ đợi tăng trưởng kinh tế mạnh hơn (31/10/2013)

>   4 ngân hàng châu Âu bị phạt nặng vì thao túng tỷ giá (30/10/2013)

>   Khu vực tài chính châu Âu đang có dấu hiệu phục hồi (30/10/2013)

>   Nhóm 10 nước châu Phi dẫn đầu về môi trường kinh doanh (30/10/2013)

>   Kinh tế Singapore được dự báo tăng trưởng vừa phải (30/10/2013)

>   3 đại gia ngân hàng Nhật bị điều tra vì nghi dính đến tội phạm (30/10/2013)

>   Kinh tế Italy vẫn tiếp tục chìm sâu trong suy thoái (30/10/2013)

>   Anh phát hành trái phiếu Hồi giáo để thu hút đầu tư (30/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật