Thứ Hai, 14/10/2013 11:26

“Không quản lý tốt, Việt Nam sẽ mất nền công nghiệp ôtô”

Đã có nhiều năm gắn bó với thị trường ôtô trong nước, Tổng giám đốc Porsche Việt Nam Andreas Klingler không khỏi lo lắng cho ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, trước thời điểm gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với ôtô nhập khẩu vào năm 2018.

Andreas Klingler

Sau hơn 20 năm làm việc ở Porsche AG, điều gì đưa ông đến quyết định dừng chân tại Việt Nam, thị trường rất hẹp cho thương hiệu xe thể thao hạng sang?

Tôi đã có 27 năm làm việc cho Porsche. Tôi bắt đầu sống ở Việt Nam từ năm 2007.

Làm việc tại một số nước khác cũng khá thú vị. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ gắn bó dài hơn 5 năm ở nước nào, ngoại trừ Việt Nam và hiện nay tôi chưa có kế hoạch chuyển đi bất cứ đâu. Chính vì vậy, tôi đánh giá cao thời gian của tôi khi làm việc tại đây và tôi thực sự rất thích làm việc với người Việt.

Việt Nam vẫn là một thị trường xe hơi nhỏ mặc dù dân số lớn với hơn 90 triệu người. Thị trường Việt Nam có một tiềm năng rất lớn và sẽ phát triển mạnh hơn nữa, ngay cả khi có thể sẽ phải mất một khoảng thời gian dài hơn mong đợi ban đầu.

Tôi luôn mong đợi có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng và chính sách để hỗ trợ ngành công nghiệp ôtô trong nước.

Dẫn dắt Porsche Việt Nam từ những ngày đầu, ông đã phải vượt qua những khó khăn gì?

Nói chung không phải đơn giản để xây dựng nên một doanh nghiệp mạnh tại Việt Nam. Có rất nhiều trở ngại phải vượt qua và chính sách không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Với Porsche Việt Nam, chúng tôi đã làm được đúng những gì chúng tôi phải làm, mặc dù hoàn cảnh môi trường kinh doanh rất khó khăn.

Ngay từ đầu chúng tôi biết rằng sẽ không phải dễ dàng để tồn tại ở Việt Nam, nhưng chúng tôi luôn tin tưởng vào đất nước này và chưa bao giờ có ý định từ bỏ.

Gắn bó với Việt Nam nhiều năm, ông đánh giá thế nào về sự thay đổi về nền kinh tế nói chung và ngành ôtô nơi đây?

Có sự thay đổi nhưng chưa đồng bộ và nhanh chóng.

Một ví dụ cụ thể như khu vực Phú Mỹ Hưng tại Tp.HCM. Đi từ sân bay Tân Sơn Nhất về đến Phú Mỹ Hưng phải mất ít nhất 45 phút với khoảng cách chỉ khoảng 12 km. Một khoảng cách ngắn như vậy với cơ sở hạ tầng của các nước khác chỉ cần chạy trong vòng 15 phút.

Ngành công nghiệp xe hơi đang phát triển chậm lại. Trong năm 2009, tổng lượng xe bán ra là khoảng 180.000 chiếc, đến cuối năm 2013 dự kiến trong khoảng 110.000 - 120.000 chiếc và là năm duy nhất doanh số trở về tương đương với năm 2007.

Đánh giá của ông thế nào về thị trường xe hơi Việt Nam trước và sau năm 2018, thời điểm dỡ bỏ hàng rào thuế quan về nhập khẩu xe hơi theo cam kết khi gia nhập AFTA?

Các cam kết AFTA chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến các nhà sản xuất xe hơi ở địa phương. Tôi tin rằng nếu Việt Nam không quản lý tốt để cải thiện nhanh hơn về cơ sở hạ tầng thì các nhà máy sẽ di dời chuyển mô hình sản xuất sang một trong những nước thuộc AFTA khác, ở đó có cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh tốt hơn. Kết quả là Việt Nam sẽ bị mất ngành công nghiệp xe hơi và một số lượng đáng kể người lao động sẽ không có việc làm.

Trường Giang

vneconomy

Các tin tức khác

>   Khoáng sản bị băm nát (14/10/2013)

>   MobiFone và Viettel tăng 40% cước 3G (14/10/2013)

>   Xe máy “Tàu” ngày ấy, bây giờ: “Quy ẩn” về chốn gian nan (kỳ 2) (14/10/2013)

>   Mùa mía… đắng (14/10/2013)

>   Chạy đua đón đầu TPP: Nguy cơ mất thị trường thời trang (14/10/2013)

>   Xuất khẩu đồ gỗ: Doanh nghiệp FDI đang lấn át (14/10/2013)

>   Ông Nguyễn Văn Đực: “Chính quyền thế nào thì doanh nghiệp thế ấy” (14/10/2013)

>   Xuất khẩu tăng “dựa hơi” DN ngoại (14/10/2013)

>   Tồn kho ximăng tiếp tục tăng cao (14/10/2013)

>   Dân cạn sức mua, doanh nghiệp kiệt nguồn sống (14/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật