Thứ Tư, 16/10/2013 21:27

Doanh nghiệp nhỏ gặp khó với thị trường Nga

Hiện nay, Nga đứng thứ 3 trong số các nước và vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, thế nhưng vững chân tại thị trường này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chật vật với những thói quen và quy định tại thị trường đầy tiềm năng này.

Đây thông tin được đưa ra tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nga lần thứ nhất với chủ đề “Việt Nam và Nga: Cơ hội mới cho thương mại và đầu tư” diễn ra ngày 16-10 tại Hà Nội.

Kết quả khảo sát ý kiến doanh nghiệp mới đây do VCCI thực hiện cho thấy, ngoài các dự án lớn do các tập đoàn, tổng công ty hàng đầu của Việt Nam đang triển khai tốt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam rất quan tâm kinh doanh với thị trường Nga nhưng vẫn còn do dự, chưa tìm cách tiếp cận được với thị trường được xem là nhiều tiềm năng.

Theo VCCI, những khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp là khó tiếp cận với đầu mối thông tin thị trường, vùng kinh tế, ngành hàng; thiếu hướng dẫn cụ thể quy định về hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó là phương thức thanh toán chưa thuận lợi do phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nga vẫn giữ thói quen thanh toán trực tiếp, ít doanh nghiệp thực hiện thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (LC); khó khăn trong việc đặt mối quan hệ hợp tác lâu dài với Nga do khách hàng hay thay đổi hoặc nhu cầu của đối tác không ổn định.

Giống như một số nước, Nga áp dụng rào cản thương mại và phi thương mại nhằm hạn chế hàng nhập khẩu như yêu cầu về kỹ thuật như chất lượng cao su tự nhiên, thủy hải sản... Thủ tục xin cấp thị thực (visa) của Nga còn phức tạp, chi phí cao, thời gian thị thực ngắn.

Một thách thức lớn khác đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là gặp phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa của các nước khác như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... tại các thành phố lớn của Nga.

Trước tình hình đó, Hội đồng doanh nghiệp Việt - Nga đã tư vấn cho Chính phủ trong quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan, tập trung hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt - Nga xuất khẩu hàng hóa sang các vùng của Nga mà sản xuất hàng tiêu dùng còn hạn chế.

VCCI cũng có đề xuất Bộ Ngoại giao Nga xem xét tạo thuận lợi trong việc cấp visa cho doanh nhân Việt Nam, đặc biệt là các doanh nhân có thâm niên hợp tác đầu tư tại thị trường Nga nên được cấp visa có thời hạn dài hơn để giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp.

Năm 2012, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Nga đạt 3,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 19,7% so với năm trước đó. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 2,3 tỉ đô la Mỹ (tăng 32%) và nhập khẩu từ Nga đạt 1,4 tỉ đô la Mỹ (tăng 3,7%).

Dự kiến, năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều sẽ đạt 4 tỉ đô la Mỹ.

Nguyễn Nhung

Thời báo kinh tế sài gòn

Các tin tức khác

>   Đầu tư 2 tỷ USD phát triển nông nghiệp carbon thấp (16/10/2013)

>   Xi măng rục rịch tăng giá bán (16/10/2013)

>   Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng vào Ban Chỉ đạo tái cơ cấu Vinashin (16/10/2013)

>   Sốc với con số lỗ nặng của Constrexim Bình Định (16/10/2013)

>   Ngành thép tiếp tục lao dốc (16/10/2013)

>   Viện phí lại nhấp nhổm tăng (16/10/2013)

>   Sân bay Long Thành: Đâu cần xây vội! (16/10/2013)

>   Vinashin - Từ ảo vọng về thực tế (16/10/2013)

>   Xuất khẩu cao su giảm do giá (16/10/2013)

>   Sụt giảm tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh (16/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật