Thứ Năm, 03/10/2013 09:18

Chỉ Ngân hàng Nhà nước không thể xử lý triệt để nợ xấu

Lần đầu tiên trong các cuộc họp báo về triển vọng kinh tế châu Á, các chuyên gia và lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã đưa ra những nhận định khá cụ thể về bức tranh nợ xấu của Việt Nam, mặc dù vẫn vướng mắc ở chỗ chưa có con số đầy đủ và chính xác liên quan đến vấn đề này.

* ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát 2013-2014 của Việt Nam

 

Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura (giữa) và chuyên gia kinh tế Dominic Mellor (phải) tại buổi họp báo công bố báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2013 sáng 2-10 tại Hà Nội.

Theo ông Dominic Mellor - kinh tế gia của ADB Việt Nam, bản thân Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thừa nhận tỷ lệ nợ xấu 4,6% là con số chính thức được báo cáo nhưng nếu áp dụng Thông tư 02 (về áp dụng kế toán mới, phân loại nợ và trích lập dự phòng mới) thì nợ xấu sẽ tăng lên rất nhiều, chưa kể các ngân hàng không những có nợ xấu mà còn nợ lẫn nhau.

Bên cạnh đó, nợ xấu liên quan đến trích lập dự phòng và tài sản đảm bảo: nhiều khoản vay được đảm bảo bằng tài sản như nhà hoặc đất, nhưng hiện nay thị trường bất động sản Việt Nam vẫn bị đóng băng nên giá cả của tài sản đảm bảo giảm xuống làm cho con số trích lập dự phòng sẽ thấp hơn.

Ngoài ra, việc bán nợ xấu đi kèm với chuyển giao tài sản bảo đảm cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) nhưng vấn đề này lại tùy thuộc sự điều chỉnh của Luật Đất đai nên đây là vấn đề hết sức phức tạp, theo nhận định của ADB.

Theo ông Tomoyuki Kimura - giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, việc một số doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lớn có kế hoạch tái cơ cấu là một tiến bộ đáng ghi nhận nhưng khó khăn luôn luôn nằm ở khâu thực hiện.

“Việc tái cơ cấu từng DNNN liên quan đến nhiều vấn đề khác như làm thế nào để khôi phục tình hình tài chính, để các DNNN rút ra khỏi những lĩnh vực kinh doanh không phải là chủ chốt, lao động giải quyết như thế nào… Nhiều vấn đề trong số đó không thuộc chức năng, nhiệm vụ của NHNN mà của nhiều bộ, ngành khác nhau. Do đó cần sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các bộ, ngành trong quá trình thực hiện. Suy cho cùng, nhiều vấn đề mang tính liên ngành nên cần phải có quyết định ở cấp cao hơn, tức là cần có quyết tâm chính trị", ông Kimura nói.

Nên tách vai trò chủ sở hữu khỏi bộ chủ quản

Theo ADB, tăng trưởng tín dụng cũng rất thấp trong 8 tháng đầu năm nay so với chỉ tiêu 12%. Để đạt được chỉ tiêu thì tín dụng phải tăng trưởng rất mạnh trong quý IV. Điều quan trọng là chất lượng của tín dụng: khi tiếp xúc với các ngân hàng mạnh của Việt Nam, ADB nhận thấy các ngân hàng này khó tìm được các đối tượng để cung cấp các khoản vay chất lượng tốt nên tăng trưởng tín dụng mới thấp.

Cũng liên quan đến câu chuyện tái cơ cấu DNNN, ông Kimura nói cần phải tách hai vai trò chủ sở hữu - quản lý Nhà nước ra. “Việc tách vai trò chủ sở hữu ra khỏi bộ chủ quản là một ý tưởng tốt vì họ sẽ thực hiện vai trò quản lý tốt hơn” - ông Kimura nói.


Hương Giang

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Tỷ giá hạch toán USD tháng 10 là 21.036 đồng/USD (02/10/2013)

>   Tìm ngân hàng giữ hộ vàng ngày càng khó (02/10/2013)

>   TTF nợ VCB, MBB và 11 ngân hàng trên 1.000 tỉ đồng (02/10/2013)

>   GPBank ngổn ngang đường về đích (02/10/2013)

>   Phó chủ tịch VAMC: 'VAMC như bệnh viện nợ xấu' (02/10/2013)

>   Đổ xô đi bán nợ xấu (02/10/2013)

>   “Phát lộ” con số nợ xấu thực của Agribank (01/10/2013)

>   Ngày đầu tháng 10, NHNN tiếp tục bơm ra 66 tỷ đồng (01/10/2013)

>   Tái cơ cấu ngân hàng yếu kém: “Vẫn chưa vững chắc” (01/10/2013)

>   Ngân hàng "khát" trái phiếu (01/10/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật