Thứ Hai, 09/09/2013 10:49

TTCK Mỹ tái diễn kịch bản rung lắc tháng 9?

Tháng 9 đã đến và đây thường là tháng gắn liền với sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ. Tháng 9 năm nay cũng không phải là một ngoại lệ.

* Tạm biệt tháng 8 “đen đủi” của Dow Jones và S&P 500

* Mỹ sẽ đánh Syria trong vòng ba ngày?

* Vốn đầu tư tiếp tục rời bỏ thị trường mới nổi

 

Trích dẫn số liệu từ Lipper, Wall Street Journal cho biết các quỹ tương hỗ đầu tư vào cổ phiếu của Mỹ đã chứng kiến dòng vốn rút lui lần đầu tiên kể từ đầu tháng 6.

Cụ thể, trước mối lo lắng xung quanh khả năng Mỹ có hành động quân sự đối với Syria, nhà đầu tư đã rút 226 triệu USD khỏi các quỹ tương hỗ đầu tư vào cổ phiếu Mỹ, trái với mức thu hút 1 tỷ USD trong tuần liền trước và xu hướng rót ròng trước đó.

Tháng 9 đã đến và đây thường là tháng gắn liền với sự biến động của thị trường. Tháng 9 năm nay cũng không phải là một ngoại lệ. Các rủi ro có thể tác động đến thị trường trong tháng này là nguy cơ xảy ra cuộc đối đầu tại Syria và cuộc họp chính sách vào giữa tháng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) với quyết định về thời điểm cắt giảm chương trình kích thích tiền tệ.

Theo ông Russ Koesterich - Trưởng chiến lược gia đầu tư của BlackRock, số liệu về chỉ số Dow Jones từ năm 1896 đến nay cho thấy tháng 9 là tháng tồi tệ nhất trong năm.

Ông Koesterich cho biết, đây cũng là tháng tồi tệ nhất trong năm của một số thị trường châu Âu (trong đó có Đức, Anh) và Nhật Bản.

Trong năm nay, thị trường đã khá căng thẳng sau khi chứng kiến chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên thị trường, nhảy vọt hơn 20% trong tháng 8 lên mức cao nhất trong 3 tháng. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các quốc gia phương Tây xem xét triển khai hành động quân sự đối với Syria sau khi xảy ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Damascus.

Một chất xúc tác khác khiến thị trường biến động mạnh nhiều khả năng là lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ. Mức lợi suất này đã tăng gần 50% trong suốt các tháng ảm đạm của mùa hè lên gần 3% từ mức chưa đầy 2% vào đầu tháng 6.

Các nhà quản lý quỹ cho rằng không phải lợi suất tăng cao tới đâu mà tốc độ tăng và khả năng nhảy vọt của mức lợi suất này có thể khiến Fed thắt chặt tiền tệ, đây là một rủi ro lớn đối với nhà đầu tư.

Nếu mọi chuyện đều tốt đẹp và kinh tế Mỹ có thể chịu đựng được mức lãi suất cao hơn dẫn đến việc Fed rút lại gói kích thích vào tháng 9 thì nhiều khả năng dòng vốn đầu tư sẽ chảy mạnh hơn vào các thị trường cổ phiếu phát triển.

Theo kịch bản này, châu Âu vẫn là điểm đến ưa thích nhờ các dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Eurozone và Anh dù đà tăng gần đây của khu vực và quốc gia này đều vượt các thị trường phát triển quan trọng khác.

Thu Ngân (Theo Wall Street Journal, CNBC)

Infonet

Các tin tức khác

>   Vốn đầu tư tiếp tục rời bỏ thị trường mới nổi (09/09/2013)

>   Cựu nhân viên Facebook từ chối bán công ty 35 triệu USD (08/09/2013)

>   Dow Jones dứt chuỗi 4 tuần giảm điểm liên tiếp (07/09/2013)

>   TTCK Mỹ: NĐT bán tháo trái phiếu, gom mua cổ phiếu (06/09/2013)

>   Sàn Nasdaq lại bị lỗi, chứng khoán Mỹ vẫn tăng liền 2 phiên (05/09/2013)

>   Chứng khoán khởi sắc nhờ thông tin từ Trung Quốc (02/09/2013)

>   Tạm biệt tháng 8 “đen đủi” của Dow Jones và S&P 500 (31/08/2013)

>   GDP quý 2 vượt xa dự báo, phố Wall tăng liền 2 phiên (30/08/2013)

>   Chứng khoán Mỹ hồi sinh sau 2 phiên bán tháo (29/08/2013)

>   ANA mua lại cổ phần của hãng hàng không Myanmar (28/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật