Thứ Hai, 02/09/2013 10:47

Thủ tục hải quan gặp vướng từ văn bản pháp quy

Theo phản ánh của Cục Hải quan TP.HCM, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, đơn vị gặp phải những vướng mắc liên quan đến các văn bản quy định của các bộ, ngành có những nội dung thiếu đồng nhất hoặc chưa đầy đủ...

Theo Cục Hải quan TP.HCM, Thông tư 48/2011/TT-BCT ngày 30-12-2011 của Bộ Công Thương về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý quy định: hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Căn cứ vào phụ lục Danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư 08/2012/TT-BCT ngày 9-4-2012 của Bộ Công Thương thì trong nhóm sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác có mặt hàng “Bếp gas và phụ kiện, dây dẫn gas”. Như vậy, mặt hàng bếp gas và phụ kiện, dây dẫn gas thuộc diện phải kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu.

Theo quy định, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 là cơ quan được Bộ Công Thương ủy quyền thực hiện kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng nhóm 2 do Bộ công Thương quản lý. Tuy nhiên, mặt hàng bếp gas và phụ kiện, ống dẫn gas chưa có tiêu chuẩn quốc gia, nên Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường Chất lượng 3 từ chối tiếp nhận đăng kí kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Chính vì thế, hiện nay, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chưa thông quan được vì vướng kiểm tra chất lượng.

Bên cạnh đó, việc dán nhãn năng lượng đã được Thủ tướng Chính phủ công bố mặt hàng và lộ trình, tuy nhiên Tổng cục năng lượng – Bộ Công Thương cho biết, không phải tất cả các mặt hàng trong danh mục ban hành theo quyết định của Thủ tướng phải thực hiện việc dán nhãn năng lượng. Quy định cũng gây khó cho cơ quan Hải quan khi thực hiện.

Ngày 26-2, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản số 576/BTTTT-CNTT giải đáp một số vướng mắc khi thực hiện Thông tư 11/2012/TT-BTTTT gửi Tổng cục Hải quan. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn: “Doanh nghiệp có văn bản kèm hồ sơ gửi xin ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với những trường hợp quy định tại điều 4 Thông tư 11/2012/TT-BTTTT” (những trường hợp không áp dụng danh mục hàng cấm nhập khẩu).

Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, đây là một quy định bắt buộc hay có thể nói là một thủ tục hành chính mới được áp dụng trên phạm vi cả nước, cho nhiều tổ chức, cá nhân, mang tính bắt buộc chung nên phải được ban hành dưới dạng một văn bản quy phạm pháp luật (Thông tư) để công báo công khai cho mọi người đều biết chứ không thể dưới dạng một công văn gửi riêng cho Tổng cục Hải quan.

Tuy nhiên đến ngày 5-7-2013, Bộ Thông tin và Truyền thông lại có văn bản số 1975/BTTTT-CNTT đề nghị Tổng cục Hải quan cho phép thông quan trên cơ sở hồ sơ theo quy định tại văn bản 576/BTTTT-CNTT ngày 26-2-2013. Đây là trách nhiệm của Bộ Quản lý chuyên ngành nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông lại không thực hiện mà chuyển cho cơ quan Hải quan

Ngoài ra, Cục Hải quan TP.HCM cho biết, đơn vị cũng đang gặp vướng đối với mặt hàng quản lý chuyên ngành khi các văn bản có nội dung như đánh đố. Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP, mặt hàng mỹ phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Tuy nhiên, khi ban hành Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25-1-2011 Quy định về quản lý mỹ phẩm, Bộ Y tế lại quy định: “Khi nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành.

Theo quy định Khoản 1, Điều 3 Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23-1-2006 của Chính phủ: “Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh”. Trong khi đó tại Điều 24 Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11-1-2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật lại quy định: Các tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp được phép xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật./.

Lê Thu

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Vốn đang vào sản xuất (02/09/2013)

>   Chiến lược sản xuất ô tô gặp khó (01/09/2013)

>   Chờ nữa, chờ mãi! (01/09/2013)

>   Lãnh đạo cố 'giữ ghế' làm giảm hiệu quả cổ phần hóa (01/09/2013)

>   Giá gas tiếp tục tăng (01/09/2013)

>   Nhiều đối tác nước ngoài quay lại với Thủy sản Phương Nam (01/09/2013)

>   Chủ tịch nước: “Đừng quên mục tiêu một triệu doanh nghiệp” (01/09/2013)

>   Thép Thái Nguyên: Gồng mình giữ vững thị phần (31/08/2013)

>   Nhãn, vải Việt Nam sắp vào thị trường Mỹ (31/08/2013)

>   Xuất khẩu thủy sản hồi phục nhờ con tôm (31/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật