Thứ Năm, 19/09/2013 14:45

Thận trọng trong vay tiêu dùng để tránh “bẫy” lãi suất “khủng”

Hiện nay, xu hướng các công ty tài chính cho vay tiêu dùng cá nhân liên kết với các đơn vị bán hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đang tăng mạnh. Gần như ở bất kỳ tuyến đường nào trong nội thành cũng có một đội ngũ nhân viên phát tờ rơi mời chào vay vốn của các công ty tài chính với điều kiện vay hết sức hấp dẫn.

Không chỉ thế, các tờ rơi cho vay tiêu dùng còn hiện diện ngay cả trên nhiều bức tường, cột điện, máy ATM... Tuy nhiên, nếu không thận trọng, khách hàng rất dễ sa vào “bẫy” lãi suất “khủng”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã đồng loạt tung ra nhiều gói vay tiêu dùng cho cá nhân có nhu cầu. Số tiền vay có thể lên đến hàng trăm triệu đồng để giúp khách hàng sử dụng vào các mục đích lớn như sửa chữa nhà ở, mua nhà, mua ôtô… Tuy nhiên, thủ tục và điều kiện để được vay tại các NHTM vẫn còn phức tạp, trong khi đó, vay tiêu dùng tại các công ty tài chính thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn.

Người vay chỉ cần giấy CMND, hộ khẩu, bằng lái xe, thì có thể được xét cho vay trả góp để mua sắm những vật dụng thiết yếu như xe máy, điện thoại, laptop, hàng gia dụng... Chính vì điều kiện dễ dàng như vậy nên các công ty tài chính đã thu hút phần lớn khách hàng là người có thu nhập thấp vay tiền để mua được ngay món hàng như mong muốn mà ít ai để ý đến lãi suất hay đọc kỹ hợp đồng. Vì vậy, sau khi đã đặt bút ký vay tiền, nhiều người mới tá hỏa vì mức lãi suất “cắt cổ”.

Tại các cửa hàng bán xe gắn máy trả góp, phần lớn đều có các nhân viên tư vấn vay tiêu dùng cho khách hàng.

Điển hình như trường hợp của chị Trần Thị Bích Xuyên (ngụ phường 14, quận Tân Bình, TP HCM), chị Xuyên cho biết: Ngày 14/5, chị ký hợp đồng dịch vụ vay tiêu dùng với một công ty tài chính với số tiền vay 16.157.000đ (trong đó, số tiền vay là 15 triệu đồng và tiền phí đóng bảo hiểm là 1.157.000đ), thời hạn vay 18 tháng. Mỗi tháng trả góp số tiền 1.524.000đ. “Khi tư vấn để ký hợp đồng, nhân viên tư vấn nói lãi suất hơn 6% nhưng không nói rõ đó là lãi suất tháng hay năm. Tôi cũng sơ suất không hỏi kỹ lại.

Đến khi ký hợp đồng thì mới tá hỏa vì lãi suất mỗi tháng là 6,16%. Như vậy, tính ra lãi suất gần 74%/năm. Hợp đồng được ký kết ràng buộc cũng rất khắt khe: “Nếu người vay thanh toán không đúng hạn hàng tháng thì bị phạt: nếu trễ 4 ngày phạt 250.000đ, trễ 30 ngày phạt 450.000đ và trễ 60 ngày phạt 650.000đ”. Tuy nhiên, đó chỉ là quy định để áp dụng cho người đi vay. Còn bên cho vay thì luôn đưa ra yêu cầu có lợi về phía mình.

Như trường hợp của ông Trần Hùng Biên (ngụ phường 15, quận Tân Bình), ông Biên cũng vay tiêu dùng tại công ty tài chính mà chị Xuyên đã vay với số tiền 15.779.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng, hàng tháng phải trả số tiền cố định là 1.939.000đ, lãi suất 6,24%/tháng (74,88%/năm).

Ngày ký hợp đồng được ghi rõ là ngày 18/4 và ngày trả tiền góp hàng tháng là ngày 18. Tuy nhiên, đến khi khách hàng nhận tiền giải ngân lại trễ 2 ngày so với ngày ký hợp đồng. Ngoài ra, trong “thư thông báo” gửi đến khách hàng, công ty tài chính yêu cầu ông Biên đóng tiền vào ngày 15 hàng tháng (tức sớm hơn 3 ngày ký hợp đồng).

Giải thích việc này, đại diện công ty tài chính cho rằng, đã giải ngân ngay từ khi ký hợp đồng nhưng do khách hàng nhận tiền trễ. Còn nội dung trong “thư thông báo” là công ty “chỉ nhắc” để khách hàng chuẩn bị trước tiền đóng đúng thời hạn, tránh bị phạt. Đối với mức phạt do đóng tiền chậm, công ty cho rằng, khách hàng đóng chậm 4 ngày sẽ bị phạt 250.000đ, nhưng nếu 4 ngày gia hạn nằm trong những ngày lễ, ngày nghỉ, thì khách hàng phải đóng trước những ngày đó. Rõ ràng, phần bất lợi, công ty tài chính luôn ép về phía người vay

T.Hà

Công an nhân dân

Các tin tức khác

>   NHNN yêu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ ATM (19/09/2013)

>   Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng còn 4,58% (19/09/2013)

>   Ngân hàng UOB (Singapore) có thể mua lại GPBank (19/09/2013)

>   Những CEO nữ ‘phận ngắn’ của ngân hàng Việt (19/09/2013)

>   Ngân hàng rục rịch điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận (19/09/2013)

>   Đã đại phẫu 8/9 ngân hàng yếu kém: Ẩn số còn lại (19/09/2013)

>   Tỉ giá sẽ biến động không quá 3% (19/09/2013)

>   Sếp vào tù, nhân viên ngân hàng run rẩy duyệt cho vay (19/09/2013)

>   Các ngân hàng đồng loạt “kích hoạt” AMC (18/09/2013)

>   Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng còn 4,58% (18/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật