Thứ Hai, 09/09/2013 10:53

Khi cổ đông mong doanh nghiệp… giải thể

Theo lẽ thường, NĐT mua cổ phiếu là mong đợi DN ăn nên làm ra, thế nhưng, có những NĐT mua cổ phiếu là để mong DN... giải thể, phá sản.

Tại ĐHCĐ bất thường của CTCK Sao Việt (SVS) để thông qua phương án giải thể mới đây, nhiều NĐT, trong đó có cả những cổ đông dự họp đã ‘vớ bẫm’, khi họ được chia 6.900 đồng/CP theo phương án giải thể SVS đã được thông qua. Phần giá trị được chia này, nếu so với mức giá trên 3.000 đồng/CP mà NĐT mua vào hồi đầu năm nay, họ đã ăn chênh tới gần 4.000 đồng/CP, nghĩa là lãi tới trên 100%. Đây là tỷ suất lợi nhuận mà bất kỳ một NĐT nào tham gia TTCK cũng mong đợi.

Chuyện NĐT mua cổ phiếu để mong DN... giải thể như trường hợp của SVS, sẽ ít gợi ra những điều đáng suy ngẫm, nếu không có chuyện, cũng tại kỳ đại hội của công ty này, các cổ đông bất ngờ đăng ký mua toàn bộ danh mục đầu tư của SVS, trong đó gồm 7 cổ phiếu chưa niêm yết và 3 mã niêm yết. Ngoài lý do giá 1 cổ phiếu chưa bằng 1/4 giá một mớ rau muống, cụ thể như SDB, SJM... giá 1.000 đồng/CP, thì khi nói về động cơ mua các loại cổ phiếu này, một số NĐT tiết lộ, họ mong các DN này sớm giải thể tương tự như kịch bản của SVS. Có nghĩa là bỏ ra 1.000 đồng để mua được 1 cổ phiếu, họ hy vọng khi DN giải thể sẽ được chia 2.000 - 3.000 đồng/CP, thậm chí cao hơn. Thay vì tìm hiểu cổ phiếu của DN mà họ mua vào có sắp triển khai dự án nào lớn, triển vọng sinh lợi thế nào, họ hỏi DN sắp giải thể, phá sản chưa!?

DN khai sinh, khai tử là bình thường theo quy luật thị trường. Nhưng chuyện NĐT mua cổ phiếu không kỳ vọng DN phát triển để có của ăn của để chia cho cổ đông, đóng góp cho nền kinh tế, lại mong DN giải thể, khó có thể coi là điều bình thường đối với sự phát triển của DN niêm yết, của TTCK, rộng hơn là của nền kinh tế. Số lượng DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động vẫn ở mức cao trong 8 tháng đầu năm nay, đã tác động tiêu cực nhãn tiền đến túi tiền ngân sách là một minh chứng.

Chưa bao giờ TTCK lại chứng khiến số lượng các mã chứng khoán có thị giá rẻ hơn... mớ rau muống như hiện tại. Đành rằng các trường hợp này tuyệt đại đa số rơi vào những DN nhỏ, làm ăn bi bét, nhưng chính những DN lớn, lợi nhuận vẫn tăng trưởng khá ấn tượng trong bối cảnh khó khăn hiện tại, không khỏi bất an khi thị giá cổ phiếu đang bị “chiết khấu” quá cao so với giá trị thực của DN.

Chừng nào bức tranh kinh tế vĩ mô, cũng như các giải pháp hỗ trợ cho sự phát triển của DN niêm yết, TTCK vẫn chưa có thêm những gam màu sáng đủ mạnh và sắc nét, sẽ còn tác động không lành mạnh đến các DN niêm yết và tâm lý của NĐT. Các DN niêm yết, cũng như TTCK khỏe và lành mạnh, mới là cái gốc đảm bảo cho định hướng tâm lý đầu tư tích cực, thay cho những biểu hiện đáng quan ngại đang xuất hiện.

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   PHR: Lợi nhuận tháng 8 đạt 22 tỷ đồng (09/09/2013)

>   HPS: Giải trình ý kiến lưu ý/ngoại trừ của kiểm toán (09/09/2013)

>   RHC: Giải trình lưu ý trên Báo cáo soát xét bán niên 2013 (09/09/2013)

>   GPFund tạm ngừng hoạt động trong 2 năm (09/09/2013)

>   VNF: Đính chính công văn số 35/VNF ngày 29/8/13 (09/09/2013)

>   Đất Xanh 3 lần liên tiếp nhận giải Sao Vàng Đất Việt (09/09/2013)

>   Kỳ vọng mối lương duyên giữa PXS và McPecom (09/09/2013)

>   Truy thu thuế xăng dầu TNTX của NamVietOil là đúng quy định (08/09/2013)

>   Đại hội hợp nhất PVF-Westernbank: Lộ diện các Thành viên HĐQT PVcomBank (08/09/2013)

>   Công ty quản lý quỹ khó lãi từ quản lý quỹ (07/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật