Thứ Ba, 24/09/2013 18:54

Đồng USD đứng giá trước sự bấp bênh của gói QE3

Trong phiên giao dịch ngày 24/9 tại thị trường châu Á, đồng USD vững giá trước đồng yen của Nhật Bản, giữa bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn chưa đưa ra quyết định rõ ràng về tương lai của chương trình kích thích kinh tế hiện hành, có trị giá lên tới 85 tỷ USD/tháng hay còn gọi là chương trình nới lỏng định lượng (QE3).

Kết thúc phiên giao dịch buổi chiều tại thị trường Tokyo, đồng USD được giao dịch ở mức 98,87 yen/USD, gần như không biến động so với mức tương ứng vào cuối phiên hôm trước (23/9) tại New York, song vẫn thấp hơn mức trên 99 yen/USD được ghi nhận vào đầu phiên 23/9 tại châu Á.

"Đồng bạc xanh" cũng đứng giá so với đồng euro, khi chỉ hạ không đáng kể từ mức 1,3493 USD đổi 1 euro xuống còn 1,3494 đổi 1 euro, thấp hơn so với mức tương ứng 1,3529 USD đổi 1 euro vào phiên giao dịch đầu tuần tại thị trường châu Á. Tuy nhiên, đồng tiền chung châu Âu lại lùi bước so với đồng nội tệ Nhật Bản, giảm từ mức 133,37 yen/euro xuống còn 133,31 yen/euro.

Hoạt động bán ra đồng euro diễn ra mạnh mẽ hơn, sau khi Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi tỏ ra lo ngại về tình hình lãi suất tăng cao tại các thị trường liên ngân hàng, đồng thời kêu gọi ECB đưa ra một chương trình nới lỏng tiền tệ mới. Song đồng tiền châu Âu đã phần nào lấy lại được đà tăng sau khi liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của đương kim Thủ tướng Đức Angela Merkel đã giành được số phiếu cao nhất với tỷ lệ 41,5% trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.

Trong khi đó, đồng USD lại chịu áp lực bởi nhận định hồi cuối tuần trước của ông James Bullard - một quan chức cấp cao của Fed, rằng nguy cơ thể chế tài chính lớn nhất nước Mỹ này rút lại QE3 vẫn có thể xảy ra trong năm nay. Tuy vậy, vào đầu tuần này, Fed tái khẳng định rằng kinh tế Mỹ cần phải có thêm những tín hiệu cải thiện rõ rệt hơn nữa trước khi ngân hàng này rút lại chương trình thu mua trái phiếu hiện hành.

Cũng trong phiên này, đồng USD biến động không đồng nhất so với các đồng tiền chủ chốt của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tăng giá so với đồng rupiah của Indonesia, đồng Đài tệ của Đài Loan, peso của Philippines, SGD của Singapore, trong khi lại hạ giá so với đồng nội tệ của Hàn Quốc./.

Minh Trang

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Lạm phát ở Singapore tiếp tục tăng trong tháng 8 (24/09/2013)

>   Cách mà nền kinh tế hoạt động trong mắt của nhà quản lý quỹ xuất sắc thế giới (24/09/2013)

>   Kinh tế châu Âu xuất hiện tín hiệu tích cực (24/09/2013)

>   Kinh tế Pháp đạt mức tăng trưởng nhẹ trong tháng 9 (24/09/2013)

>   Vàng giảm 2 phiên liên tiếp sau lời cảnh báo của Citigroup và Morgan Stanley (24/09/2013)

>   Moody's đã hạ bậc xếp hạng trái phiếu của Ukraine (24/09/2013)

>   Hy Lạp nối lại cuộc đàm phán với "bộ ba" chủ nợ (23/09/2013)

>   Mỹ có thể bị vỡ nợ nếu Quốc Hội không nâng trần nợ công (22/09/2013)

>   Mexico và Mỹ thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại (22/09/2013)

>   Nga cảnh báo Ukraine sẽ vỡ nợ vì thỏa thuận với EU (22/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật