Thứ Ba, 10/09/2013 13:27

Dệt may "đau đầu" với bài toán nguồn cung nguyên liệu

Đến hẹn lại lên, khi thị trường xuất khẩu dệt may có dấu hiệu "ấm" trở lại, đơn hàng nhiều hơn thì nguồn cung nguyên liệu lại trở nên căng thẳng.

Thị trường nguyên phụ liệu trong nước kém chất lượng, phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu là lý do khiến các doanh nghiệp dệt may trong nước luôn gặp khó khăn. Đó là bài toán mà nhiều năm qua và cho đến nay ngành dệt may vẫn chưa tìm được câu trả lời.

Đại diện một doanh nghiệp dệt may cho biết, hiện doanh nghiệp đang thực hiện các đơn hàng cho mùa Xuân Hè 2014, thời gian từ tháng 11 trở đi. Có thể nói, số lượng đơn hàng rất tốt và nếu hoàn thành, doanh nghiệp sẽ đạt khoảng gần 7 triệu USD giá trị gia công cho đợt hàng này.

Tuy nhiên, đơn hàng nhiều, xuất khẩu dệt may khởi sắc, cũng là lúc doanh nghiệp phải đau đầu với bài toán tìm kiếm nguyên phụ liệu.

Ông Nguyễn Ân, Giám đốc Công ty May Garmex cho biết: "Thị trường chung như Nhật, Mỹ, châu Âu đều phát triển hơn và đơn vị dệt may nào cũng có đơn hàng nên các nhà cung cấp nguyên liệu không thể đáp ứng kịp thời do quá nhiều người cùng đặt hàng. Trước mình đặt một đơn hàng mất 15 ngày thì bây giơ phải mất 1 tháng. Đây là tình trạng chung khiến thời gian sản xuất bị kéo dài".

Nguồn cung nguyên phụ liệu hạn chế, giá tăng, thời hạn giao hàng chậm trễ… những khó khăn này có thể khiến doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu các đơn hàng, mất khách hàng là điều có thể xảy ra. Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn trong tình trạng căng thẳng.

Ông Nguyễn Ân chia sẻ thêm: "Trước đây mình có thể thong thả, nguyên phụ liệu về có thể 1 tuần mình mới kiểm hàng nhưng bây giờ về đến nhà máy là phải kiểm vải luôn. Đưa lên kế hoạch và may phải là nhanh nhất, thậm chí nhiều lúc trễ thời hạn phải giao hàng bằng máy bay gây tốn kém thêm chi phí".

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều phụ thuộc phần lớn nguồn nguyên phụ liệu từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc… Nguồn nguyên liệu trong nước tuy có đầy đủ nhưng lại yếu kém về chất lượng.

Ngoài ra, chưa có cơ sở nào trong nước đáp ứng được quy chuẩn sản xuất, nguồn gốc lao động. Trong khi đó, đây là những yếu tố mà các doanh nghiệp may xuất khẩu cần để cung cấp thông tin cho khách hàng.

Thực tế này đang khiến các doanh nghiệp khó khăn, tuy nhiên điều mà các doanh nghiệp lo lắng hơn khi sắp tới Việt Nam thông qua các Hiệp định thương mại.

Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết: "Sắp tới khi có các Hiệp định thương mại thì vấn đề càng bức xúc hơn nữa. Tôi nghĩ kêu gọi đầu tư về sản xuất nguyên phụ liệu cấp bách hơn là kêu gọi đầu tư về may mặc. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đề xuất và kiến nghị nhiều chủ trương nhưng vẫn chưa hiệu quả".

Chính sách hỗ trợ hầu như không có, đó cũng là lý do vì những ngành như dệt, nhuộm, vải, nguyên phụ liệu cao cấp... tìm mỏi mắt cũng không thấy thương hiệu nội địa nào. Theo các chuyên gia, nếu tình hình này không được cải thiện, ngành dệt may Việt Nam rất dễ bị "tổn thương", không cạnh tranh và phát triển bền vững được nếu như xuất hiện những thị trường lao động giá rẻ hơn.

Quỳnh Như

vtv

Các tin tức khác

>   Hà Nội duyệt “cơ chế đặc thù” cho hai dự án trọng điểm (10/09/2013)

>   Doanh nghiệp Trung Quốc đón sóng TPP ở Việt Nam (10/09/2013)

>   Tái cơ cấu 5 Tổng Công ty của Hà Nội (10/09/2013)

>   Thạch Long Hải theo chân ông lớn (10/09/2013)

>   Giá cao su thiên nhiên có xu hướng tăng (10/09/2013)

>   Vinacomin sắp thoát nộp 100 tỷ đồng thuế (10/09/2013)

>   Sẽ thành lập trung tâm thủy sản Việt Nam tại Bỉ (10/09/2013)

>   Hoàng Anh Gia Lai “bá đạo” ngành đường cả thế giới? (10/09/2013)

>   ‘Nướng’ tiền vào siêu thị điện máy, ba ông lớn mất nghiệp (10/09/2013)

>   Nhà nhập khẩu Mỹ vẫn chuộng cá tra Việt (10/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật