Thứ Sáu, 13/09/2013 11:00

Bí quyết sử dụng chỉ báo Trung bình động – Moving Average

Trung bình động thuộc nhóm chỉ báo cho tín hiệu trễ (lagging indicators), và không phải là công cụ giúp “bắt đỉnh” hay “bắt đáy”. Số kỳ sử dụng để tính toán sẽ quyết định sự thành công.

Lý thuyết về Trung bình động trong sách Phân tích Kỹ thuật từ A-Z

Theo sách Phân tích Kỹ thuật từ A-Z do Vietstock biên dịch và xuất bản từ nguyên bản là cuốn Technical Analysis from A-Z của Steven B. Achelis, trung bình động (Moving Average) là một chỉ báo thể hiện giá trị trung bình của giá chứng khoán trong một khoảng thời gian. Khi giá chứng khoán thay đổi thì giá trung bình cũng thay đổi theo.

Trung bình động có 7 dạng phổ biến, gồm: giản đơn (còn được gọi là số học), hàm số mũ, chuỗi thời gian, tam giác, biến số, điều chỉnh theo khối lượng và trọng số.

Trung bình động có thể được tính dựa trên bất kỳ chuỗi dữ liệu nào bao gồm giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa, khối lượng giao dịch hoặc một chỉ báo khác. Việc tính trung bình động cho trung bình động khác cũng rất phổ biến.

Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa các trung bình động là trọng số áp dụng cho các dữ liệu gần nhất (ngoại trừ trung bình động theo chuỗi thời gian).

Trung bình động giản đơn sử dụng trọng số bằng nhau cho các mức giá qua các kỳ. Trung bình động theo trọng số và hàm số mũ áp dụng trọng số lớn hơn cho giá của kỳ gần nhất. Trung bình động tam giác lại áp dụng trọng số lớn hơn cho giá nằm giữa kỳ tính toán. Trung bình động biến số thay đổi trọng số dựa trên sự biến động của giá. Trung bình động điều chỉnh theo khối lượng thay đổi trọng số dựa trên khối lượng giao dịch của từng kỳ.

Trung bình động không phải là công cụ giúp “bắt đỉnh” hay “bắt đáy”!

Phương pháp sử dụng phổ biến nhất của trung bình động là so sánh mối quan hệ giữa trung bình động giá chứng khoán với giá của chính chứng khoán đó. Tín hiệu mua xuất hiện khi giá chứng khoán vượt lên trên trung bình động và tín hiệu bán xuất hiện khi giá chứng khoán giảm xuống dưới trung bình động.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý trung bình động thuộc nhóm chỉ báo cho tín hiệu trễ (lagging indicators).

Hình dưới biểu thị chỉ số Dow Jones (DJIA) và đường trung bình động giản đơn 15 tháng của chỉ số này trong giai đoạn từ năm 1970 đến cuối năm 1999. Mũi tên “mua” xuất hiện khi DJIA đóng cửa trên trung bình động; mũi tên “bán” xuất hiện khi DJIA đóng cửa dưới trung bình động.

Hệ thống giao dịch dựa vào trung bình động này không giúp chúng ta mua đúng tại đáy hoặc bán đúng tại đỉnh. Thay vào đó, hệ thống này giúp chúng ta nắm bắt đúng xu hướng của giá bằng cách cho tín hiệu mua ngay sau khi giá tạo đáy và cho tín hiệu bán ngay sau khi giá đạt đỉnh.

Số kỳ sử dụng để tính toán sẽ quyết định sự thành công

Yếu tố then chốt trong trung bình động là số kỳ sử dụng để tính toán. Sau quá trình trải nghiệm, chúng ta luôn có thể tìm thấy một trung bình động hoạt động hiệu quả (số tháng tối ưu đối với đồ thị DJIA như ở trên là 43 tháng).

Chìa khóa thành công là tìm được một trung bình động luôn hoạt động hiệu quả. Trung bình động phổ biến nhất là 39 tuần (hoặc 200 ngày). Trung bình động này phát huy hiệu quả cao trong việc xác định chu kỳ lớn của thị trường (dài hạn).

Độ dài thời gian của trung bình động phải phù hợp với chu kỳ thị trường chúng ta muốn phân tích. Ví dụ, nếu chúng ta xác định được rằng chứng khoán có chu kỳ tính từ đỉnh này đến đỉnh kia là 40 kỳ thì độ dài lý tưởng để tính trung bình động sẽ là 21 kỳ (Xem thêm sách Phân tích Kỹ thuật từ A-Z để biết công thức tính cụ thể).

Có thể sử dụng nhiều đường trung bình động cùng lúc

Việc chỉ sử dụng một đường trung bình động có thể khiến cho nhà đầu tư gặp khó khăn khi phân tích vì hay xuất hiện những tín hiệu nhiễu. Điều này rất hay gặp ở các thị trường mới nổi như Việt Nam, Trung Quốc…

Để khắc phục điều này, giới phân tích kỹ thuật thường sử dụng 2 – 3 đường trung bình động cùng lúc để có những tín hiệu chắc chắn và đáng tin cậy hơn khi ra quyết định đầu tư.

Xu hướng của VN-Index hiện nay dưới góc nhìn Trung bình động

Dưới góc độ phân tích xu hướng ngắn hạn, VN-Index đã phá vỡ tất cả các đường trung bình động ngắn hạn (EMA 20, EMA 30) nên khả năng có hồi phục trong vài tuần tới không cao. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những mẫu hình nến đỏ dài cho thấy tâm lý nhà đầu tư trên thị trường vẫn còn khá bi quan.

Xét về dài hạn, xu hướng tăng trưởng vẫn chưa bị đảo ngược hoàn toàn do đường SMA 200 (tương đương vùng 467-472 điểm) vẫn đang đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index. Nếu ngưỡng này tiếp tục trụ vững trong các phiên tới thì khả năng phục hồi sẽ được cải thiện. Còn nếu kịch bản bi quan diễn ra thì nguy cơ đảo ngược xu hướng tăng trưởng trung và dài hạn sẽ rất lớn.

Thanh khoản cũng được coi là nhân tố quan trọng. Nếu khối lượng khớp lệnh tiếp tục duy trì mức yếu trong ngắn hạn và không vượt lên trên mức trung bình 20 phiên gần nhất (tương đương mức 40 triệu đơn vị/phiên) thì nguy cơ giảm sâu sẽ càng tăng cao.

Sách Phân tích Kỹ thuật từ A - Z bao gồm 2 phần:

Phần 1: Dành cho những nhà đầu tư mới tiếp cận phân tích kỹ thuật, giới thiệu những khái niệm và thuật ngữ cơ bản về lĩnh vực này.

Phần 2: Dành cho các nhà phân tích kỹ thuật, trình bày những lý giải súc tích về rất nhiều công cụ phân tích kỹ thuật dưới dạng tra cứu, bao gồm:

  • 105 chỉ báo, công cụ từ Absolute Breadth Index đến Zig Zag.
  • Mỗi chỉ báo bao gồm: Tổng quan, Cách sử dụng, Ví dụ minh họa và Cách tính.
  • Cuốn sách này bao gồm tất cả chỉ báo, công cụ cơ bản nhất mà một nhà phân tích kỹ thuật không thể bỏ qua.

    Vietstock mua bản quyền từ nhà xuất bản McGraw Hill và lần đầu tiên, một cuốn sách về Phân tích kỹ thuật được xuất bản chính thức và rộng rãi tại Việt Nam.

    Sách có giá bán 220,000 đồng/cuốn, bao gồm phí chuyển phát tới tất cả các địa phương trên toàn quốc. Thông tin chi tiết về sách Phân tích Kỹ thuật từ A đến Z

    Hoặc liên hệ về:

    - Ms. Lưu Hà

    - Hotline: 0909 945 087 - ĐT (08) 3848 7238 (ext: 0)

    - Email: kinhdoanh@vietstock.vn 

    VIETSTOCK

    Các tin tức khác

    >   Những tiết lộ giật mình của Công ty chứng khoán (13/09/2013)

    >   13/09: Bản tin 20 giờ qua (13/09/2013)

    >   BGM: Thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (12/09/2013)

    >   CCM không được giao dịch ký quỹ từ 13/09 (12/09/2013)

    >   CMI không được giao dịch ký quỹ từ 13/09 (12/09/2013)

    >   FDG bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường (12/09/2013)

    >   PTKT phiên chiều 12/09: Stochastic Oscillator "thoát" oversold, xu hướng có cải thiện (12/09/2013)

    >   CLS, AVS bị chấm dứt tư cách thành viên trên HOSE (12/09/2013)

    >   CLG: Bị nhắc nhở vì chậm công bố thông tin (12/09/2013)

    >   KSA: 20/09 GDKHQ mua cổ phiếu tỷ lệ 1:1.2 (12/09/2013)

    Dịch vụ trực tuyến
    iDragon
    Giao dịch trực tuyến

    Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
    Hướng dẫn sử dụng
    Phiên bản cập nhật