Thứ Hai, 26/08/2013 16:18

Sản xuất phân bón sẽ quy củ khi trách nhiệm quản lý rõ ràng

Trung bình mỗi năm Bộ Công thương xử lý trên 300 vụ vi phạm về chất lượng, giả nhãn hiệu liên quan mặt hàng phân bón. Phân bón chiếm tới 50% chi phí mỗi kỳ sản xuất của nhà nông, nên tình trạng nêu trên đang khiến nhiều hộ thất thu hàng tỷ đồng mỗi năm và làm méo mó thị trường cạnh tranh, ảnh hưởng uy tín của các doanh nghiệp sản xuất chân chính.

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Thời gian qua, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng đã lên đến mức báo động. Theo thống kê của liên Bộ Công thương, Bộ NN và PTNT, hiện cả nước có hơn 500 đơn vị sản xuất và khoảng 30.000 doanh nghiệp, đơn vị lớn nhỏ kinh doanh mặt hàng phân bón. Tuy nhiên, số lượng lại tỷ lệ nghịch với chất lượng. Ở hầu hết các địa phương đều phát hiện phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Kết quả kiểm tra của Cục Hóa chất, Bộ Công thương cho thấy, gần 50% số mẫu không đạt tiêu chuẩn về hàm lượng hữu cơ, 47% mẫu không đúng về hàm lượng đạm, 33% mẫu không đạt về hàm lượng lân dễ tiêu. Đặc biệt, có tới 41% số mẫu vi phạm cả ba yếu tố NPK. Thực trạng này đang làm ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.

Trong khi doanh nghiệp sản xuất phân bón uy tín phải tốn không ít tiền của, thời gian và chất xám để đầu tư nghiên cứu, đưa ra những sản phẩm phân bón bảo đảm tiêu chuẩn, thì hàng giả chỉ cần máy nghiền đất, tro trấu, cuốc xẻng và dụng cụ đóng bao là có thể sản xuất. Không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp chân chính, hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả còn là một yếu tố dẫn đến lũng đoạn về giá cả trên thị trường, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho nông dân. Nhưng có lẽ, phân bón giả vẫn tồn tại không chỉ bởi phương thức sản xuất đơn giản, mà quan trọng là mức phạt quá thấp, từ 15 - 20 triệu đồng/vụ, không đủ sức răn đe, các cơ sở vẫn tái phạm. Thực tế, trong các tháng qua, lượng phân bón giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, số lượng bị lực lượng quản lý thị trường bắt giữ đã lên đến hơn 1.000 tấn. Con số phân bón không bảo đảm chất lượng bị bắt giữ đã lớn cộng với lượng phân bón tiêu thụ trót lọt và số đang trôi nổi trên thị trường thì số lượng còn lớn gấp nhiều lần, ở hầu khắp các tỉnh, thành phố.

Hiện nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón được điều chỉnh bởi Nghị định số 113 và Nghị định 191 của Chính phủ. Song các quy định hiện hành còn nhiều hạn chế, như việc quản lý 5.000 loại phân bón theo danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở nước ta rất tốn kém, mất thời gian khảo nghiệm, gây khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc. Để có tên trong danh mục phân bón, doanh nghiệp cần trải qua 13 thủ tục hành chính khác nhau. Ngoài ra, quy định cấp giấy phép cho một đơn vị sản xuất phân bón quá đơn giản, xử phạt vi phạm còn nhẹ, trong khi sản xuất phân bón giả lại siêu lợi nhuận. Một nguyên nhân khác nữa là hiện Bộ Công thương, Bộ NN và PTNT cùng tham gia quản lý nhà nước về phân bón, song chưa phân định rõ trách nhiệm chính trước Chính phủ. Việc quản lý thị trường phân bón phân tán, chồng chéo theo kiểu quản lý giữa khúc nên lỏng lẻo là đương nhiên. Ngoài ra, ở địa phương, cơ quan quản lý phân bón thiếu cán bộ, thiết bị phân tích… nên phân bón giả càng có cơ hội lộng hành.

Phó cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công thương Nguyễn Kim Liên cho biết, Bộ đang nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 113 và Nghị định số 119 để phân công trách nhiệm rõ hơn giữa các bộ, ngành liên quan, cũng như đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải có ý thức trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, từ thực tiễn, các chuyên gia cho rằng, cần phân định rõ Bộ Công thương sẽ chịu trách nhiệm về phân bón vô cơ, còn Bộ NN và PTNT quản lý phân bón hữu cơ và các phân bón khác. Bởi, phân định rạch ròi trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước mới có thể đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón vào quy củ.

Xuân Lan

đại biểu nhân dân

Các tin tức khác

>   EVN chưa tính đúng và đủ tác động của giá điện (26/08/2013)

>   Thị trường ôtô Việt Nam, nỗi lo mới từ một dự báo cũ (26/08/2013)

>   Quảng Bình: Tiềm năng lớn của công nghiệp vật liệu xây dựng (26/08/2013)

>   Việt Nam chọn đối tác kinh doanh xổ số (26/08/2013)

>   Viettel cũng “khóc” (26/08/2013)

>   Vì đâu Beeline “ngã ngựa” (26/08/2013)

>   Giá tăng kiểu “bên trọng, bên khinh” (26/08/2013)

>   Vốn FDI vào VN tăng gần 20% so với 2012 (25/08/2013)

>   VASEP vẫn nhắm xuất khẩu tôm cao hơn năm 2012 (25/08/2013)

>   Xử lí doanh nghiệp FDI bỏ trốn: Quá chậm! (25/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật