Chủ Nhật, 25/08/2013 22:37

Sàn giao dịch hàng hóa: Cảnh "chợ chiều"

Mục tiêu lớn nhất của việc ra đời các sàn giao dịch hàng hóa là để bảo hiểm rủi ro về giá cả hàng hóa. Nhưng trên thực tế, hoạt động của các sàn giao dịch tại Việt Nam thời gian qua rất èo uột.

VNX gặp sự cố về hệ thống công nghệ thông tin nên đang tạm dừng hoạt động và dự kiến hoạt động trở lại vào tháng 9-2013

Èo uột

Tính đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng mới chỉ cấp phép cho 2 sàn giao dịch hàng hóa và 1 trung tâm giao dịch cà phê. Đó là Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX), Sở Giao dịch hàng hóa INFO (Tập đoàn Đại Dương) và Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột.

VNX bắt đầu hoạt động từ ngày 1-4-2011 với 4 mặt hàng trên sàn giao dịch là cà phê (robusta), cà phê (arabica), cao su và thép cuộn cán nóng. Khách hàng đã từng bước làm quen với hoạt động mua bán qua VNX và sàn này cũng đã thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia. Tuy nhiên năm 2012, hoạt động giao dịch tại VNX bắt đầu có dấu hiệu trầm lắng do kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Số lượng tài khoản mở tại các thành viên của VNX cũng chỉ hơn 2.000 tài khoản, tổng mức giao dịch các hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt gần 849 tỷ đồng. Đặc biệt, các chủ đầu tư chỉ là cá nhân và tham gia chủ yếu để tìm hiểu, thăm dò thị trường. Tháng 8-2012, VNX gặp sự cố về hệ thống công nghệ thông tin nên đang tạm dừng hoạt động và dự kiến hoạt động trở lại vào tháng 9-2013.

Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC) cũng đồng cảnh ngộ với VNX. Năm 2011, giao dịch cà phê robusta trên BCEC đạt 696,97 tỷ đồng thì đến năm 2012, giao dịch đã giảm đáng kể 173,14 tỷ đồng.

Ngay cả Sở Giao dịch hàng hóa INFO, dù mới được Bộ Công Thương cấp phép thành lập hồi tháng 4 nhưng đại diện của sàn giao dịch này cũng phải thừa nhận đang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Đoàn Hồng Quân, Phó Tổng giám đốc phụ trách triển khai INFO cho biết, vấn đề đăng ký kinh doanh cho Sở Giao dịch cũng gặp khó khăn bởi bên đăng ký kinh doanh chưa biết mô hình này như thế nào. Ngoài ra, phía Sở Giao dịch muốn đăng ký nhiều dịch vụ để hỗ trợ tốt nhất cho thị trường giao dịch nhưng chỉ cho phép giao dịch mặt hàng cà phê, cao su, sắt thép.

Chưa kể đến, nhiều sàn giao dịch trước đó cũng đã từng thất bại thảm hại dù được đầu tư khá đầy đủ, công phu như Trung tâm giao dịch Thủy sản Cần Giờ (Cangio ATC) có vốn đầu tư 7,5 tỷ đồng, Công ty CP Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) đầu tư một hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có phần mềm giao dịch, bảng điện tử, hệ thống lưu ký. Đặc biệt, sàn còn có Tập đoàn tài chính Sacombank đứng sau hỗ trợ cho giao dịch thanh toán.

Tháo nút thắt pháp lý

Có thể thấy rằng, hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa thông qua hình thức này còn ảm đảm là do thói quen kinh doanh, vẫn thực hiện các giao dịch truyền thống như mua bán giao ngay. Người nông dân vẫn thích bán cho thương lái hơn là bán trực tiếp cho doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp cũng muốn mua sỉ qua thương lái hơn vì mua lẻ qua nông dân thì họ không đủ vốn và phương tiện để thực hiện giao dịch.

Thế nhưng nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng “chợ chiều” của hoạt động sàn giao dịch hàng hóa là do chưa có hành lang pháp lý đầy đủ. Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã phải thừa nhận, chưa có văn bản nào hướng dẫn chế độ thanh toán trong hoạt động mua bán qua sở giao dịch hàng hóa cũng như quy định cụ thể về điều kiện thành lập và hoạt động của trung tâm thanh toán.

“Văn bản hướng dẫn chế độ phí, lệ phí, quy định về hạch toán đối với nhà đầu tư khi tham gia hoạt động mua bán cũng chưa có, nên mức độ giao dịch phổ biến và có liên quan đến hàng hóa phái sinh chỉ dừng lại ở hợp đồng giao dịch kỳ hạn”, bà Nga nói.

Bổ sung thêm cho ý kiến trên, ông Quân cho rằng, việc “trói chân” sàn giao dịch chỉ được giao dịch sắt thép, cà phê, cao su theo như quy định thành lập là chưa hợp lý. Bởi trên thực tế, nhiều DN kinh doanh cà phê có thể kinh doanh nhiều mặt hàng nên nếu tập trung nhiều loại hàng hóa trên sở giao dịch hàng hóa sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn và kết nối được các dịch vụ với nhau.

Với cảnh "hắt hiu" của mô hình này đã xảy ra trong thời gian qua, việc nhanh chóng tạo dựng hành lang pháp lý để quản lý cũng như phát triển hình thức này là rất cần thiết. Có như vậy, mục đích chính của các sàn giao dịch hàng hóa mới đạt hiệu quả.

Diệp Anh

hải quan

Các tin tức khác

>   Mùa trả cổ tức - nhà đầu tư không quan tâm (25/08/2013)

>   26/08: Bản tin đầu tuần (26/08/2013)

>   Sẽ tăng mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán (24/08/2013)

>   Tự doanh CTCK: Gom hàng chuẩn bị cho đợt sóng mới! (24/08/2013)

>   Ba phương pháp cơ bản nhất để xác định xu hướng & kế hoạch đặt Stop-loss (24/08/2013)

>   Quỹ ngoại lãi lớn từ ngành dược (24/08/2013)

>   3 chỉ tiêu khó đạt điểm cao của CTCK (24/08/2013)

>   DHL: Từ 26/08 không được giao dịch ký quỹ (23/08/2013)

>   VE1 ra khỏi diện cảnh báo từ 26/08 (23/08/2013)

>   Ì ạch tái cấu trúc công ty chứng khoán (23/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật