Thứ Bảy, 17/08/2013 08:15

Muốn M&A, DN phải biết quảng bá mình

Hoạch định chiến lược rõ ràng, có kế hoạch “bán mình” và sử dụng đúng nhà tư vấn là 3 yếu tố quyết định thành công của thương vụ M&A. Đó là chia sẻ của ông Marc Djandji, Phó giám đốc CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI), diễn giả tại Diễn đàn M&A 2013 do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/8/2013.

Ông Marc Djandji

Nhiều DN coi M&A là công cụ để tăng trưởng nhanh. Theo ông, làm thế nào để DN có thể đạt được mục đích này thông qua M&A?

Trước khi tham gia hoạt động M&A, DN cần hiểu rõ vị trí hiện tại và vị trí họ muốn vươn tới trong tương lai. DN cần phải xây dựng một bản phân tích chiến lược, cũng là kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu của mình.

Để xác định vị trí hiện tại, DN phải sử dụng kết hợp các công cụ quản trị chiến lược, như phân tích SWOT, mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Porter… Qua đó, DN sẽ hiểu họ muốn đạt được gì và thiết lập các mục tiêu cụ thể. DN phải xác định liệu chiến lược M&A có là một con đường đúng đắn, bằng cách trả lời câu hỏi: cách tốt nhất để tăng giá trị cổ đông là gì? Chỉ khi đó, DN mới có động cơ để thực hiện chiến lược M&A, có thể là để xây dựng giá trị cộng hưởng, mở rộng kinh doanh theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tham gia thị trường mới, hoặc đa dạng hóa.

Nhiều DN tham gia hoạt động M&A mà không có một kế hoạch cụ thể và rõ ràng. Đây cũng là lý do khiến các thương vụ M&A thất bại.

Nhiều người ví M&A như một cuộc hôn nhân, nhưng tôi không thực sự đồng ý. Thông tin và hiểu biết lẫn nhau là quan trọng, nhưng điểm chung chỉ dừng lại ở đó. Tôi không nghĩ rằng, hầu hết mọi người kết hôn đều tính toán, nhưng M&A thì phải có chiến lược rõ ràng.

Vậy chiến lược rõ ràng sẽ quyết định khả năng thành công của thương vụ?

Chiến lược rõ ràng là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công. Ngoài ra, Ban lãnh đạo DN cũng cần chuẩn bị kế hoạch bán DN. Theo cuộc khảo sát mới đây của KPMG Việt Nam, thông thường mất từ 6 - 12 tháng để hoàn thành một thương vụ mua bán. Tuy nhiên, hơn 25% số thương vụ kéo dài từ 1 - 3 năm. Giám đốc điều hành và giám đốc tài chính của DN cần phải tham gia sâu trong suốt quá trình thực hiện thương vụ cho đến khi giao dịch hoàn tất. Tiến độ giao dịch thường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm việc thiếu thông tin, điều kiện thị trường, khác biệt trong kỳ vọng của các bên, kết quả soát xét, cấu trúc giao dịch, xu hướng bán hàng, cơ hội cạnh tranh, quy mô DN và sự tham gia của các bên tư vấn chuyên nghiệp.

Cũng theo khảo sát của KPMG, 82% số thương vụ thành công ở Việt Nam, bên mua luôn xem xét tối thiểu 2 mục tiêu tiềm năng. Do đó, các DN trong nước đang tìm kiếm NĐT nước ngoài cần phải biết quảng bá mình hiệu quả để tối đa hóa cơ hội thành công.

Trong mỗi thương vụ M&A, vai trò của tổ chức tư vấn, ngân hàng đầu tư như thế nào?

Giống như chủ DN và giám đốc điều hành là những chuyên gia trong việc điều hành và quản lý DN, ngân hàng đầu tư là những chuyên gia trong việc tối đa hóa giá trị giao dịch M&A.

Ở Việt Nam, chủ sở hữu và lãnh đạo cấp cao thường chào bán DN thông qua nhiều nhà môi giới kinh doanh khác nhau. Họ không quen với việc trả phí tư vấn cho các chuyên gia, mà nghĩ rằng, càng nhiều người biết về việc bán DN của mình càng tốt và hy vọng sẽ bán được giá.

Tuy nhiên, các nhà môi giới kinh doanh thường sử dụng phương pháp marketing thụ động và chỉ đơn thuần liệt kê các công ty muốn bán, tương tự như cách chào bán bất động sản phổ biến ở Việt Nam. Chính vì vậy, NĐT thường nhận được thông tin về bên bán từ nhiều phía khác nhau, dẫn tới kết quả là trên thị trường ai cũng biết về người bán, nhưng gần như chẳng ai có được thông tin có giá trị thực sự.

Điều này tăng rủi ro thất bại của thương vụ hoặc không tối đa hóa được giá trị cho cổ đông. Nhiều NĐT nước ngoài sẽ không quan tâm đến các cơ hội đầu tư được giới thiệu theo hình thức này. Lãnh đạo, các quản lý cấp cao và cuối cùng là cổ đông của công ty muốn bán sẽ có lợi hơn nhiều nếu có một ngân hàng đầu tư đứng ra tư vấn bán cho họ.

Các công việc cụ thể của ngân hàng đầu tư trong thương vụ M&A là gì?

Một ngân hàng đầu tư giàu kinh nghiệm sẽ kết nối tất cả các bên liên quan ở cả phía đầu mua và đầu bán, giúp các bên tập trung vào bức tranh toàn cảnh của thương vụ, nhằm mục đích cuối cùng là kết thúc giao dịch thành công.

Trong giai đoạn chuẩn bị, ngân hàng đầu tư sẽ hỗ trợ công ty đánh giá thực trạng hiện tại của DN, tiềm năng phát triển trong tương lai và đưa ra phác thảo về cấu trúc thương vụ, danh sách các bên mua tiềm năng. Đồng thời, giới thiệu cho DN nhiều đối tác mua tiềm năng, qua đó tăng khả năng thành công của giao dịch, cũng như khả năng tìm được bên mua trả giá cao nhất.

Các ngân hàng đầu tư biết chính xác thông tin mà NĐT chiến lược và NĐT tài chính quan tâm, cung cấp theo hướng tối đa hóa lợi ích cho DN.

Trong quá trình chuyển nhượng, ngân hàng đầu tư sẽ làm rõ các thông số định giá, chuẩn bị tài liệu marketing phù hợp, tìm kiếm và sắp xếp trao đổi với các bên mua tiềm năng, hỗ trợ thực hiện quá trình thẩm định soát xét, chào mua, thương lượng giá và các tài liệu cần thiết khác.

Quỳnh Anh thực hiện.

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   KSC: Thông báo thay đổi nhân sự (15/08/2013)

>   ICG: Thay đổi nhân sự (15/08/2013)

>   VNH: Thay đổi thành viên Ban Tổng Giám đốc (15/08/2013)

>   VNH: Thay đổi Người được ủy quyền Công bố thông tin (15/08/2013)

>   CTCK khó kiếm môi giới (15/08/2013)

>   Sếp thiếu gia đuối sức vì vận đen (15/08/2013)

>   SCL: Thay đổi nhân sự HĐQT, BKS (14/08/2013)

>   HLG: Phó Tổng Giám đốc thôi việc (13/08/2013)

>   Nhân vật: Ông Đỗ Tuấn Anh – Thành viên HĐQT kiêm Quyền Tổng giám đốc Techcombank (13/08/2013)

>   Techcombank: Tổng giám đốc ngoại từ chức (13/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật