Thứ Hai, 12/08/2013 15:56

HSBC: Sản lượng thị trường mới nổi sụt giảm lần đầu tiên từ tháng 4/2009

Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (EMI) của Ngân hàng HSBC đã giảm xuống mức thấp nhất của thời kỳ hậu khủng hoảng tại 49.4 điểm trong tháng 7 từ mức 50.6 điểm của tháng 6. EMI là chỉ số được công bố hàng tháng trích xuất từ khảo sát Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của HSBC.

* Kinh tế Trung Quốc ám ảnh về 'thập kỷ mất mát'

* NHTW Ấn Độ tung biện pháp mới cứu đồng rupi

* Xuất khẩu châu Á đình đốn dù kinh tế Mỹ hồi phục

Nguồn: HSBC

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 4/2009, chỉ số này xuống dưới ngưỡng 50 điểm, cho thấy sản lượng của các nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu đều sụt giảm.

Đáng chú ý, sản lượng tại cả 4 nền kinh tế mới nổi lớn nhất đều sụt giảm, đánh dấu lần đầu tiên đà sụt giảm diễn ra trên diện rộng kể từ tháng 3/2009. Sản lượng của Trung Quốc giảm tháng thứ hai liên tiếp, chủ yếu phản ánh sự thu hẹp của hoạt động sản xuất hàng hóa.

Khảo sát tháng 7 của HSBC cũng cho thấy số đơn hàng mới ở các nền kinh tế mới nổi toàn cầu suy giảm lần đầu tiên trong hơn bốn năm qua. Cả Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đều báo cáo số đơn hàng mới tiếp nhận trong tháng 7 thấp hơn, trong khi Nga ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong gần ba năm.

Trong khi đó, số lượng việc làm tại các thị trường mới nổi toàn cầu trong tháng 7 không thay đổi so với tháng trước. Đà tăng nhẹ của số lượng việc làm trong khối dịch vụ đã bù trừ cho sự suy giảm của số lượng việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất.

Trong tháng 7, áp lực lạm phát vẫn còn yếu. Giá cả hàng hóa đầu vào tăng nhanh nhất trong bốn tháng nhưng vẫn còn nhẹ trong khi giá cả hàng hóa và dịch vụ đầu ra vẫn như cũ.

Liên quan đến kỳ vọng doanh nghiệp, chỉ số sản lượng tương lai ở các thị trường mới nổi của HSBC tăng nhẹ so với tháng 6 nhưng vẫn còn ở mức thấp thứ hai trong 16 tháng kể từ khi số liệu bắt đầu được thu thập cho đến nay. Niềm tin vào lĩnh vực sản xuất suy yếu tháng thứ năm liên tiếp trong khi kỳ vọng kinh doanh ở lĩnh vực dịch vụ phục hồi nhẹ so với tháng 6. Trong bốn nền kinh tế mới nổi lớn nhất, mức độ lạc quan của Trung Quốc là yếu nhất.

Ông Federic Neumann – Đồng Giám đốc Khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á của HSBC – nhận định: “Các thị trường mới nổi vẫn chưa cảm thấy phấn chấn từ sự ổn định nhu cầu ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Chẳng hạn như, các nhà sản xuất đã chứng kiến số đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 7. Xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy những khó khăn đối với đà tăng trưởng trong nước cũng đang làm tình hình khó khăn thêm".

Theo ông Neumann, hiểm họa chính đối với các thị trường mới nổi trong thời điểm hiện tại là sự sụt giảm mang tính chu kỳ ở lĩnh vực sản xuất và đà giảm nhẹ của lĩnh vực dịch vụ sẽ khiến cho thị trường việc làm suy yếu.

Tuy nhiên, ông cho biết có thể an ủi phần nào khi chỉ số sản lượng tương lai khá ổn định. Trong khi chỉ số này đối với các nhà sản xuất đã giảm nhẹ thì lại tăng với các nhà cung cấp dịch vụ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp vẫn còn tương đối lạc quan về quỹ đạo tăng trưởng của các thị trường mới nổi trong 12 tháng tới. Điều này có thể phản ảnh quan điểm rằng những chính sách áp dụng trong thời gian tới có thể giúp ngăn chặn hoạt động kinh doanh giảm sâu hơn, chẳng hạn như ở Trung Quốc.

Thu Ngân

Infonet

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu của Đức đang hồi phục chậm hơn dự đoán (12/08/2013)

>   Nền kinh tế Singapore tăng trưởng 3,8% trong quý 2 (12/08/2013)

>   Các ngân hàng xóa sổ 5,500 chi nhánh tại châu Âu (12/08/2013)

>   Kinh tế Pháp đã ra khỏi suy thoái, bắt đầu phục hồi (12/08/2013)

>   Giá nhà ở Mỹ tăng mạnh nhất trong hơn 7 năm qua (11/08/2013)

>   Kinh tế Singapore có thể tăng 3,5% trong năm 2013 (11/08/2013)

>   Kinh tế Trung Quốc ám ảnh về 'thập kỷ mất mát' (10/08/2013)

>   Nền kinh tế của Canada vẫn tiếp tục phát triển ì ạch (10/08/2013)

>   Dầu dứt chuỗi 5 phiên giảm giá liên tiếp trước số liệu lạc quan của Trung Quốc (10/08/2013)

>   Ngân hàng Australia hạ dự báo tăng trưởng kinh tế (10/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật