Chủ Nhật, 25/08/2013 14:31

Gián tiếp cho vay không khách quan

Nhằm phân tích rõ hơn tác động của sở hữu chéo, đầu tư chéo tới DN và nền kinh tế, phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, thành viên Ban tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh.

Thực trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo đang được đặt ra là một vấn đề báo động. Theo ông, vấn đề này ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?

Khi nói về đầu tư chéo cần phải đặt câu hỏi tiền ở đâu ra để đầu tư chéo, đồng tiền ấy có phải bằng mồ hôi của nhà đầu tư không hay là được lấy ra từ tiền gửi của người dân tại ngân hàng mà họ đang làm chủ. Từ việc lợi dụng mình có đầu tư vào ngân hàng này, ngân hàng kia, một vài người đã huy động được vốn vào những DN thuộc tập đoàn của mình hay cho vay những người có liên quan, anh em họ hàng… Phần lớn khoản cho vay những người liên quan đều là khoản vay trung và dài hạn trong khi vốn của một ngân hàng cho vay trung và dài hạn là khá hạn hẹp. Ví dụ một ngân hàng có 10 ngàn tỷ thì Ngân hàng Nhà nước chỉ cho 3 ngàn tỷ để cho vay trung dài hạn. Ba ngàn tỷ này rơi vào tay của ông chủ và những người liên quan thì nền kinh tế không còn vốn để vay. Như vậy, ngân hàng chỉ còn cách cho vay bằng những khoản vay ngắn hạn 6 tháng. Theo nghiên cứu của chúng tôi, hiện vòng quay của đồng tiền là 0,81 đ/năm nghĩa là 10 tháng tiền mới quay được 1 vòng. Ngân hàng cho DN vay trong thời hạn 6 tháng thì không DN nào dám vay. DN không có khó khăn về thị trường cũng không dám vay bởi trong 6 tháng DN không kịp xoay chuyển gì cả còn những DN có khó khăn về thị trường thì chắc chắc không dám vay với kỳ hạn này.

Ông có thể nói rõ hơn sự tác động gián tiếp của đầu tư chéo, sở hữu chéo tới dòng vốn cho DN?

Mối nguy hại lớn của việc đầu tư chéo, sở hữu chéo là phần lớn vốn trung và dài của ngân hàng lại tập trung vào 1 số nhóm người và DN. Hai là phần lớn vốn tập trung vào bất động sản mà nhiều khả năng đang trở thành nợ xấu. Ba là mặc dù vấn đề này vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Các TCTD là không được cho vay người có liên quan nhưng thực tế những người chủ sở hữu đang lách bằng nhiều cách, ví dụ nhờ người khác đứng tên DN, cổ phần của mình hay tên các khoản vay…

Ngân hàng là ngành nhạy cảm nên không dễ dàng đưa công tác điều tra của ngành Công an vào được vì ảnh hưởng đến tâm lý người dân. Trong khi đó, cơ quan thanh tra của ngân hàng lại không có chức năng điều tra, ví dụ như nếu nghi ngờ ông chủ sở hữu nhờ ai đứng tên cổ phần, khoản vay…, cơ quan thanh tra cũng không thể yêu cầu người bị nghi ngờ tới để điều tra được.

Trong quá trình huy động vốn để tăng cổ phần hay phần vốn của mình tại các ngân hàng, các ông chủ thông qua công ty con của mình phát hành trái phiếu DN. Theo ông, có sự rủi ro nào đối với nền kinh tế trong số lượng trái phiếu này không?

Ngoài phần nợ xấu ngân hàng từ tín dụng hiện nay, dự kiến sắp tới sẽ có nợ xấu trái phiếu với số lượng khá lớn. Những trái phiếu này được phát hành vào năm 2008, 2009 và đến 2014, 2015 là đáo hạn và một phần trong số đó dự kiến chuyển thành nợ xấu. Trong khi tín dụng vẫn kiểm soát được mục đích sử dụng, kiểm soát tiến độ, thẩm định dự án, có tài sản đảm bảo… thì trái phiếu DN không biết được mục đích sử dụng, thậm chí nhiều ngân hàng thương mại mua trái phiếu nhưng không biết ông chủ dùng trái phiếu làm việc gì, không có báo cáo về tiến độ sử dụng tiền của trái phiếu… Thực trạng này sẽ góp phần tạo thành rủi ro lớn nhất của hệ thống ngân hàng là cho vay người có liên quan và một vài cổ đông thống lĩnh một ngân hàng thương mại.

Vậy giải pháp cho vấn đề nợ xấu trái phiếu này là gì, thưa ông?

Việc xử lý nợ xấu trái phiếu cũng sẽ được VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các TCTD) xử lý chung như nợ xấu tín dụng nếu như nợ xấu trái phiếu có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên nợ xấu của trái phiếu khó xử lý hơn bởi nhiều trái phiếu không có tài sản thế chấp bởi hầu như “tài sản đảm bảo” của trái phiếu là giá trị của công trình đầu tư trong khi hiện nay nhiều công trình còn dang dở, không có giá trị gì.

Kẽ hở hiện nay về pháp lý đối với trái phiếu DN là không kiểm soát được mục đích sử dụng của trái phiếu. Khi trái phiếu bắt nguồn từ các ông chủ nhà băng huy động vốn cho chính mình để góp tiền tăng vốn vào ngân hàng này, ngân hàng khác mà không kiểm soát được mục đích thì sẽ tạo thành rủi ro lớn cho hệ thống.

Hồ Huệ

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Đề xuất doanh nghiệp phải chịu thuế lãi tiền gửi ngân hàng (25/08/2013)

>   Tuần qua, NHNN đã bơm ra 6.512 tỷ đồng (25/08/2013)

>   Gian nan vay gói 30.000 tỉ đồng (25/08/2013)

>   Vụ vỡ nợ tại Lạng Sơn: Liệu ngân hàng có mất vốn? (24/08/2013)

>   Ngày 23/8: NHNN bơm ra 1.141 tỷ đồng (24/08/2013)

>   Gần 51.000 tỷ đồng giao dịch đáng ngờ trong năm 2012 (24/08/2013)

>   Lãi suất liên ngân hàng lên đến 1.94% (23/08/2013)

>   Ban hành Kế hoạch hành động xử lý nợ xấu của TCTD và Đề án thành lập VAMC (23/08/2013)

>   NHNN dự kiến cấp lại Giấy phép hoạt động cho các TCTD (23/08/2013)

>   Đấu tranh hiệu quả với tội phạm rửa tiền (23/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật