Thứ Năm, 29/08/2013 06:25

Đừng vẽ đường cho... lách luật!

Ngân hàng Nhà nước đang trưng cầu ý kiến đóng góp cho dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng, nhằm “chấn chỉnh” hoạt động giữ hộ vàng miếng của các ngân hàng thương mại nở rộ thời gian gần đây. Điều có thể coi là... kỳ lạ!

Các ngân hàng thương mại cần thực hiện đúng quy định của pháp luật về giữ hộ tài sản

Theo Điều 8 dự thảo Thông tư, ngân hàng thương mại được thỏa thuận với khách hàng và ghi rõ trong hợp đồng theo một trong hai hình thức: Trả lại chính số vàng miếng của khách hoặc trả vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản, không nhất thiết trùng số series đã nhận.

Kỳ lạ vì dường như người soạn dự thảo Thông tư đã không chú ý đến bản chất của việc giữ hộ vàng miếng mà các ngân hàng thương mại thực hiện. Khi nhận giữ hộ vàng miếng, các ngân hàng thương mại và người có vàng phải ký kết hợp đồng gửi giữ tài sản. Điều 559 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công”.

Chính vì quy định “trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng” không được tôn trọng trên thực tế những năm qua nên các ngân hàng thương mại đã lách luật, huy động vàng thông qua “dịch vụ giữ hộ”, tức là, ngay sau khi nhận “giữ hộ” vàng, các ngân hàng thương mại đã bán số vàng đó ra thị trường, thu về một lượng tiền nhất định và cho vay, tạo cho các ngân hàng thương mại một khoản lãi khá lớn nhờ huy động được một lượng tiền từ vàng “giữ hộ” để cho vay và có thể thu được cả khoản chênh lệch giá nếu khi đến hạn trả vàng, giá vàng trên thị trường thấp hơn giá vàng khi bán.

 Những năm qua, ngay sau khi nhận “giữ hộ” vàng, các ngân hàng thương mại đã bán số vàng đó ra thị trường, thu về một lượng tiền nhất định và cho vay, tạo cho các ngân hàng thương mại một khoản lãi khá lớn nhờ huy động được một lượng tiền từ vàng “giữ hộ” để cho vay.

Tuy nhiên, sẽ có những phát sinh rất phức tạp, khó giải quyết khi các ngân hàng thương mại không thể mua được vàng để trả cho người gửi “giữ hộ” đúng hạn; chất lượng vàng mua để trả không đúng với vàng nhận “giữ hộ”....Và, khi đó, thiệt hại phần lớn do người gửi vàng gánh chịu. Ngoài ra, điều đó còn ảnh hưởng lớn tới việc cân đối vĩ mô về lượng tiền cung ứng ra thị trường làm phương tiện thanh toán.

Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc “chấn chỉnh” hoạt động “giữ hộ” vàng của các ngân hàng thương mại là phải yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện đúng quy định của pháp luật về giữ hộ tài sản, Ngân hàng Nhà nước không nên chấn chỉnh nửa vời và tiếp tục “vẽ đường cho hươu chạy”, để các ngân hàng thương mại tiếp tục lách luật!

Luật gia Vũ Xuân Tiền

báo công thương

Các tin tức khác

>   Kinh doanh nữ trang sẽ được vay tiền mua vàng (29/08/2013)

>   Dự trữ vàng của Nga tăng cao nhất kể từ năm 1993 (28/08/2013)

>   Vàng tăng 500.000 đồng so với buổi sáng (28/08/2013)

>   19.700 lượng vàng đấu thầu thành công phiên thứ 56 (28/08/2013)

>   Thị trường vàng, khi “thuốc” đã ngấm (28/08/2013)

>   Vàng tiếp tục leo dốc, giá lên mức 38,21 triệu đồng (28/08/2013)

>   Vàng bật tăng gần 30 USD, tiến vào thị trường giá lên (28/08/2013)

>   Ngày 28/8, NHNN chỉ đấu thầu 20.000 lượng vàng (27/08/2013)

>   Không thể mãi bán vàng (27/08/2013)

>   Bất ổn quy định giữ hộ vàng (27/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật