Thứ Sáu, 30/08/2013 09:55

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip: Vẫn trong quá trình xem xét quy mô

Từ tháng 11.2010, UBND TP.HCM đã chấp thuận về chủ trương cho tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam. Nhưng đến nay, dự án vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. 

Đề án nhà máy sản xuất chip là dự án “lõi” của chương trình vi mạch của TP.HCM. Phó chủ tịch UBND TP.HCM kiêm trưởng ban chỉ đạo chương trình vi mạch Lê Mạnh Hà đặt nhiều niềm tin vào chương trình: nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm điện tử – viễn thông sản xuất tại Việt Nam lên 15 – 30% khi sử dụng các sản phẩm vi mạch được thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, hướng tới doanh thu của ngành thiết kế vi mạch đạt doanh số 120 triệu USD vào năm 2020… Từ tháng 11.2010, UBND TP.HCM đã chấp thuận về chủ trương cho tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn lập dự án đầu tư nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam. Nhưng đến nay, dự án vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Sau nhiều lần viết lại, chiều 27.8.2013, ông Đặng Ngọc Hùng, phó tổng giám đốc tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn cho biết, hồ sơ đề án nhà máy sản xuất chip đã nộp lên lãnh đạo TP.HCM. Những yếu tố chính của đề án lần này vẫn không có gì thay đổi so với những lần đệ trình trước đây: số vốn đầu tư khoảng 6.600 tỉ đồng, sử dụng công nghệ sản xuất chip kích thước 180/130nm với công suất 72.000 wafer/năm (tương đương với 1,8 tỉ con chip)… Theo khảo sát của hội Vi mạch TP.HCM, thị trường Việt Nam mỗi năm tiêu thụ 20 tỉ con chip các loại, chỉ cần đáp ứng 10% nhu cầu của thị trường, tương đương với công suất của nhà máy, “nhà máy sản xuất chip sẽ phát triển ổn định, sau đó sẽ nâng dần công suất” như phát biểu của nhà đầu tư đã nhiều lần thể hiện tại các cuộc họp, hội thảo về vi mạch.

Ban đầu, dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip có số vốn đầu tư khoảng 4.000 tỉ đồng (tương đương 200 triệu USD), theo công bố của tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn. Nhưng nay, dự án đã được nâng lên 6.600 tỉ đồng, tương đương với 330 triệu USD, không phải là số vốn mà nhà đầu tư này muốn là có. Trong những lần gặp lãnh đạo TP.HCM, bộ Khoa học và công nghệ trước đây, ông Nguyễn Văn Thọ, tổng giám đốc tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn cho biết, vốn hiện có của nhà đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng, phần vốn còn lại sẽ vay từ các ngân hàng.

Đây là dự án có nguồn vốn lớn, là dự án đầu tiên của Việt Nam nên việc các cấp thận trọng, cần cân nhắc nhiều yếu tố trước khi đặt bút ký duyệt là điều dễ hiểu.

“Những dự án như thế này không nên nóng vội. Phải tính toán kỹ, được thì làm, còn bằng không thì xem xét mô hình có quy mô hợp lý”, một chuyên gia chia sẻ. Cũng từ quan điểm này, nhiều chuyên gia đã có đề xuất với lãnh đạo TP.HCM và bộ Khoa học và công nghệ một nhà máy sản xuất chip có quy mô nhỏ hơn rất nhiều so với đề án của tổng công ty công nghiệp Sài Gòn. Một nguồn tin cho biết, lãnh đạo TP.HCM và các bộ có liên quan “đang nghiêm túc xem xét những ý kiến này”. Được biết, kinh phí dự trù cho nhà máy quy mô nhỏ khoảng 1.000 – 1.200 tỉ đồng, với công suất dự tính khoảng 500 triệu chip/năm.

Như vậy, nhiều khả năng đề án sẽ phải tiếp tục... viết lại.

Gia Vinh

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Nestlé, Coca cola bị Việt Nam thanh tra là hết lỗ (30/08/2013)

>   EVN tiếp tục phải huy động điện giá cao (30/08/2013)

>   Đề xuất quy doanh nghiệp Nhà nước về một mối (29/08/2013)

>   Cố tình gây thất thoát tài sản nhà nước? (29/08/2013)

>   Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của TP.HCM tăng ổn định (29/08/2013)

>   Hơn 500.000 hộ kinh doanh, 1.400 DN sẽ được xóa nợ thuế (29/08/2013)

>   Đừng dồn gánh nặng lên doanh nghiệp (29/08/2013)

>   “Cuộc đua” mì ăn liền chưa có điểm dừng (29/08/2013)

>   Khoáng sản: “ông canh, bà xuất” (29/08/2013)

>   Nghịch lý: Cả nước thừa, miền Nam thiếu điện (29/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật