Thứ Tư, 24/07/2013 10:56

Vinashinlines phá sản: Thuyền viên mắc kẹt ở nước ngoài sẽ ra sao?

Thông tin Vinashinlines - một công ty con sở hữu đội tàu quốc gia của TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - sẽ được làm thủ tục phá sản trong thời gian tới đang làm dư luận dấy lên câu hỏi: Vậy số phận người lao động, đặc biệt là các thuyền viên hiện đang mắc kẹt ở nước ngoài sẽ ra sao?...

* Đời thuỷ thủ viễn dương như “người tù giam lỏng”

* Vinashinlines chật vật bán tàu giải cứu thủy thủ

Tàu Hoa Sen - con tàu tai tiếng, dự án đầu tư gây lãng phí nhiều trăm tỉ đồng của Vinashinlines

Thông tin “phá sản” Vinashinlines là một trong những nội dung quan trọng trong thông báo mới nhất của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất, kinh doanh và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của Vinalines.

Trao đổi với PV Lao Động chiều 23.7, Phó Chủ tịch Công đoàn (CĐ) ngành GTVT Nguyễn Văn Toản khẳng định, trong việc phá sản Vinashinlines, quyền lợi người lao động sẽ phải được đặt lên hàng đầu. Theo ông Toản, cần phải xác định rõ lực lượng LĐ hiện nay như thế nào và cần phải phân loại theo từng nhóm đối tượng như: Thời gian công tác, sức khỏe và hợp đồng lao động ký kết theo dạng nào... Vừa qua, CĐ TCty Hàng hải đã vận động và huy động từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ thuyền viên tiền ăn.

“Việc phá sản DN phải căn cứ theo quy định của pháp luật, nếu đơn vị phá sản, giải thể hoặc thu hẹp lại sản xuất phải đảm bảo mọi quyền lợi của NLĐ. Đây là quy định chung chứ không phải riêng của một DN nào, nếu phá sản phải ưu tiên đầu tiên giải quyết chế độ, chính sách cho NLĐ. Quan trọng nhất là phải kiểm tra, rà soát lại việc thực hiện chế độ BHXH của NLĐ, vì nếu chế độ BH được thực hiện đầy đủ thì quyền lợi NLĐ sẽ được giải quyết ổn thỏa. Về phía CĐ ngành GTVT, chúng tôi đã có yêu cầu CĐ cơ sở phải phối hợp với chuyên môn rà soát lại lực lượng lao động, vận dụng chính sách sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của NLĐ. Động viên NLĐ chia sẻ và nếu đủ tuổi thì sắp xếp nghỉ chế độ, hoặc nghỉ trước tuổi (hưu non), những LĐ có trình độ sẽ đào tạo lại và bố trí công việc tại các đơn vị khác nhằm đảm bảo tốt nhất cho NLĐ” - ông Toản cho biết.

Một nguồn tin từ lãnh đạo Bộ GTVT cũng khẳng định, sẽ sớm thanh lý một số tàu của Vinashin, Vinalines đang bị giữ tại nước ngoài, đảm bảo đời sống cho thuyền viên.

Được biết, liên quan đến các kiến nghị của Vinalines về việc khoanh nợ, xóa nợ tại các NHTM quốc doanh và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu giao Bộ GTVT và Vinalines làm việc trực tiếp với từng ngân hàng, trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Với các khoản nợ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, Bộ GTVT phối hợp với NHNN để xử lý việc khoanh nợ, xóa nợ theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. Cty mua bán nợ quốc gia và Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp sẽ tham gia mua lại các khoản nợ của Vinalines, giao Bộ Tài chính hướng dẫn, xử lý cụ thể theo thẩm quyền. Trong khi đó, về việc phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ để đảo nợ vay ngân hàng, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết theo quy định.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, trong thời gian chờ phát hành trái phiếu mới, NHNN xem xét, xử lý các đề nghị của Vinalines về kéo dài thời gian trả nợ trái phiếu thêm một năm và giữ nguyên nhóm nợ cho các khoản vay. Về vốn lưu động, Bộ GTVT, NHNN hỗ trợ, phối hợp với Vinalines làm việc với các TCTD, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Việc chuyển đổi các khoản nợ, bảo lãnh hỗ trợ của Vinashin và Vinalines cho 5 đơn vị chuyển giao từ Vinashin thành vốn điều lệ, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, giải quyết cụ thể; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đáng chú ý, về cấp bổ sung vốn điều lệ, Phó Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sớm xem xét, giải quyết; lưu ý khấu trừ khoản tạm ứng 200 tỉ đồng của Vinalines để phục vụ cho việc bán tàu của Vinashinlines; về việc bán tàu, ủy quyền Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định các trường hợp; về lãi suất các khoản vay đóng tàu, giao NHNN hướng dẫn thực hiện theo quy định.

Vinashinlines đang thuê Cty luật xây dựng phương án phá sản. Ngày 23.7, trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Quế Dương - TGĐ TCty Vận tải biển viễn dương Vinashin (Vinashinlines) - cho biết: Hiện Vinashinlines đã thuê Cty luật xây dựng phương án phá sản theo luật định, tuy nhiên chưa xong. Với 7 tàu đang nằm tại nước ngoài đã cho phép bán, hiện mới bán được một chiếc Phoenix và giải quyết chế độ cho thuyền bộ trên tàu. TCty cũng đang cố gắng đàm phán bán nốt các tàu còn lại, nhưng chưa đạt kết quả. Với các thuyền viên trên tàu, TCty vẫn cung cấp tiền ăn, sinh hoạt duy trì hoạt động của tàu. Mới đây, TCty cũng đã trả tạm 3 tháng lương cho thuyền viên tại 4 tàu Diamon Way, New Horizon, Hoa Sen và Sea Eagle để giảm bớt khó khăn cho gia đình các thuyền viên.

Bích Liên  


Đ.T - S.M 

lao động

Các tin tức khác

>   Phi công riêng của bầu Đức đột tử (24/07/2013)

>   Xây cầu hơn 1000 tỷ đồng, sử dụng một năm đã hỏng (23/07/2013)

>   Công bố sai số liệu thống kê bị phạt 30 triệu đồng (23/07/2013)

>   Bị cáo Đoàn Văn Vươn và người thân tiếp tục ra toà (23/07/2013)

>   Siu Black trong vòng vây nợ nần? (23/07/2013)

>   Độc chiêu chế 5 kg hạt thành 1 tạ cà phê bột (23/07/2013)

>   Bỏ xử phạt xe chính chủ và mũ bảo hiểm dỏm (23/07/2013)

>   750 triệu thẻ SIM có nguy cơ bị tấn công (23/07/2013)

>   Lo bị truy thu tiền tỷ, S99 khiếu nại Tổng cục Thuế (23/07/2013)

>   Phát hiện vàng nhái SJC tinh vi (22/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật