Thứ Tư, 31/07/2013 11:14

Vinamilk sẽ thâu tóm sữa Driftwood của Mỹ?

Tại buổi họp HĐQT ngày 18/06/2013, các thành viên HĐQT CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (HOSE: VNM) đã phê duyệt mua thâu tóm công ty sữa Driftwood của Mỹ, đồng thời cũng tăng vốn đầu tư vào công ty sữa Miraka tại New Zealand.

Được biết, Driftwood Dairy of El Monte là công ty sữa tại California, Mỹ. Driftwood Dairy phát triển từ một công ty sữa gia đình vào năm 1920 và trở thành một doanh nghiệp lớn với doanh thu hàng trăm triệu USD/năm.

Đây cũng là nhà cung cấp sữa lớn nhất vào các trường học tại miền Nam California. Driftwood Dairy cũng mở rộng các sản phẩm và kênh phân phối đến các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, siêu thị, nhà hàng, tiệm bánh, quán cà phê...

Bên cạnh đó, cũng tại buổi họp này, HĐQT công ty đã phê chuẩn tăng vốn đầu tư vào công ty Miraka. Hiện bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT VNM đồng thời cũng là Thành viên HĐQT tại công ty Miraka.

Miraka là công ty sữa tại New Zealand. Vào ngày 11/9/2010, Vinamilk đã nhận được giấy phép đầu tư ra nước ngoài để đầu tư vào công ty Miraka với tỷ lệ 19.3% vốn cổ phần của dự án. Nhà máy Miraka chuyên sản xuất sản phẩm bột sữa nguyên kem chất lượng cao.

Tại cuộc họp HĐQT hồi đầu năm (ngày 31/01/2013) thì các thành viên nhất trí đầu tư xây dựng Nhà máy tại Campuchia. Bà Mai Kiều Liên cho biết hiện mỗi năm Vinamilk xuất sang thị trường này 40-50 triệu đô la Mỹ các sản phẩm sữa và sản lượng này đủ để xây một nhà máy sữa. Bà Liên cũng cho biết thêm, việc mua lại công ty sữa ở nước ngoài là con đường ngắn nhất và giải pháp hữu hiện để đạt mục tiêu mở rộng thị trường ở nước ngoài.

Về hoạt động đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2013, VNM đã đưa Nhà máy Sữa Việt Nam vào sản xuất thương mại từ tháng 05/2013, tổ chức chạy nghiệm thu 100% công suất toàn nhà máy và kho thông minh ngày 11/07/2013. Đồng thời, VNM cũng khánh thành Nhà máy sữa Dielac II ngày 22/04/2013 và bàn giao đưa nhà máy đi vào hoạt động sản xuất thương mại.

Công ty tiếp tục triển khai các dự án nâng công suất Nhà máy Tiên Sơn, Sữa Lam Sơn và các dự án trang trại bò sữa Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Nông trại Thống Nhất Thanh Hóa.

Về cơ cấu cổ đông tại VNM, tổ chức nắm tỷ lệ sở hữu lớn nhất vẫn là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước với 45.05% vốn điều lệ tính đến 30/06/2013.

Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư Amersham Industrial Ltd, Vietnam Enterprise Investment Ltd, Grinling International Ltd nắm tỷ lệ lần lượt 1.99%, 2.34% và 0.45% tại VNM. Các quỹ này đều do ông Lê Anh Minh đại diện, trong đó, Vietnam Enterprise Investment Ltd, Grinling International Ltd đều là các quỹ thuộc Dragon Capital.

Ông Lê Anh Minh đồng thời cũng là đại diện của Norges Bank tại VNM, tổ chức đang nắm đang nắm 990,000 cp VNM, tương đương tỷ lệ 0.12%. Norges Bank cũng đang muốn gom hàng loạt các cổ phiếu lớn khác như FPT, DPM, HPG.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của các thành viên trong HĐQT tính đến 30/06/2013

Đan Thanh

infonet

Các tin tức khác

>   Xi măng La Hiên bị phạt 25 triệu đồng (31/07/2013)

>   SMC: Vết đen trong công bố thông tin lợi nhuận (31/07/2013)

>   CCM: Lỗ 233 triệu đồng do trích lập dự phòng (01/08/2013)

>   DPR: Báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2013 (31/07/2013)

>   KSA: Báo cáo quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2013 (31/07/2013)

>   VC9: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2013 (31/07/2013)

>   HDM: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2013 (31/07/2013)

>   DLD: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2013 (31/07/2013)

>   DTC: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2013 (31/07/2013)

>   SKS: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2013 (31/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật