Thứ Hai, 15/07/2013 17:39

TTCK châu Á: Sự kiện được đón chờ trong tuần

Đối với các thị trường châu Á, thông tin về nền kinh tế Trung Quốc và chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ là tâm điểm chú ý trong tuần này.

* Giấc mơ BRIC đã chấm dứt?

* Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tiếp trong quý 2

 

Số liệu công bố vào sáng ngày thứ Hai cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 7.5% trong quý 2, thấp hơn mức tăng 7.7% trong quý 1 nhưng khớp kỳ vọng. Hiện nhà đầu tư đang khá lo lắng về triển vọng kinh tế Trung Quốc do các số liệu thấp hơn dự báo được công bố gần đây.

Nhà kinh tế người Trung Quốc tại Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) nhận định: “Đà tăng trưởng mạnh của sức tiêu thụ và các dịch vụ trong nước đã xoa dịu được tác động từ sự yếu kém của lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất. Thực vậy, nhu cầu nội địa đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá tốt trong suốt quý 2”.

Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke sẽ điều trần về nền kinh tế trước hội đồng Hạ viện vào ngày thứ Tư và ủy ban Thượng viện vào ngày thứ Năm.

Các chuyên viên giao dịch trong và ngoài châu Á sẽ theo dõi sát nhận định của Chủ tịch Ben Bernanke để tìm kiếm chứng cứ về thời gian rút lại chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu/tháng.

Tuần trước, Chủ tịch Bernanke đã đem lại cho các thị trường tâm lý phấn chấn khi khẳng định kinh tế Mỹ vẫn cần chính sách tiền tệ nới lỏng. Các nhà phân tích tại Mizuho Corporate Bank nhận định: “Chúng tôi cho rằng Chủ tịch Bernanke sẽ củng cố quan điểm giữ nguyên mức lãi suất thấp trong một thời gian dài sau khi chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (QE). Hay nói cách khác, việc xem xét nâng lãi suất đòi hỏi các yêu cầu cao hơn”.

Trở lại với châu Á, Ấn Độ dự kiến công bố số liệu lạm phát và chỉ số giá bán sỉ (WPI) vào cuối ngày thứ Hai. Các chuyên viên phân tích của Morgan Stanley kỳ vọng WPI tăng từ 4.9-5.1% so cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 5, WPI tăng 4.7%.

Được biết đồng rupi của Ấn Độ đã chạm mức thấp kỷ lục khoảng 61.21 INR/USD vào đầu tháng này do kỳ vọng Fed rút kích thích đã đẩy đồng USD tăng mạnh so với đồng tiền chủ chốt của các thị trường mới nổi.

Tại các quốc gia khác trong khu vực, Hồng Kông sẽ công bố tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 vào ngày thứ Năm. Trước đó vào ngày thứ Tư, Malaysia sẽ công bố số liệu lạm phát mới nhất và Singapore công bố số liệu xuất khẩu tháng 6 (trừ dầu thô). Số liệu xuất khẩu của Singapore sẽ thu hút sự chú ý của các thị trường trong nước trong lúc nhà đầu tư đang tìm kiếm các dấu hiệu phục hồi của quốc đảo này. Báo cáo mới đây cho thấy kinh tế Singapore tăng trưởng mạnh hơn so với dự báo trong quý 2/2013.

Phước Phạm (Theo CNBC)

Infonet

Các tin tức khác

>   Italy: Gian lận thuế hàng trăm tỷ euro trong 13 năm (15/07/2013)

>   Thị trường tiền tệ Trung Quốc đã ổn định trở lại (14/07/2013)

>   Giá thực phẩm tại Bỉ cao hơn mức trung bình của EU (13/07/2013)

>   Vàng tăng hơn 5%/tuần bất chấp lực chốt lời sau 4 phiên leo dốc (13/07/2013)

>   Nền kinh tế lớn thứ 2 Eurozone mất xếp hạng tín nhiệm cao nhất AAA (13/07/2013)

>   Vì sao Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ mở chi nhánh ở Singapore? (12/07/2013)

>   Eurozone đã bắt đầu đổ vỡ? (12/07/2013)

>   Thặng dư ngân sách Mỹ cao nhất 5 năm (12/07/2013)

>   Dầu rớt khỏi đỉnh 15 tháng sau dự báo cung cầu từ IEA (12/07/2013)

>   Vàng tăng tổng cộng 5.4% sau 4 phiên bứt phá liên tiếp (12/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật