Thứ Hai, 29/07/2013 08:06

Phế phẩm độc hại ngành thép đi đâu?

Tổng giám đốc Công ty Thép Việt: Chất thải tồn đọng là do quy định!

Bộ TN&MT cho rằng doanh nghiệp muốn đùn đẩy trách nhiệm cho Nhà nước.

Ngày 23-7, trao đổi về chất thải ngành thép tồn đọng ở Bà Rịa-Vũng Tàu, ông Đỗ Duy Thái (ảnh), Tổng Giám đốc Công ty Thép Việt (công ty mẹ của Công ty CP Thép Pomina (HOSE:POM)), nhìn nhận: Các nhà máy luyện phôi thép của công ty ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang tồn đọng nhiều xỉ thép và bụi lò. Việc để chất thải ngoài trời trong khuôn viên nhà máy là khó đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường.

Theo ông Đỗ Duy Thái, việc tồn đọng số chất thải trên đã kéo dài nhiều năm nay do chưa có cách xử lý thích hợp.

“Ở các nước, xỉ thép và bụi lò đều được tận dụng để làm đường đi và làm chất phụ gia để sản xuất xi măng. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại quy định chất thải này phải chuyển cho nhà máy có chức năng xử lý. Sự khác biệt nằm ở chỗ này và hệ quả là tồn đọng chất thải ngành thép…” - ông Thái nói.

Bụi lò để tràn lan ngoài trời tại một nhà máy thép ở Bà Rịa-Vũng Tàu.

PV: Nhưng Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu phải quản lý bụi lò như chất thải nguy hại, ông nghĩ sao về điều này?

+ Ông Đỗ Duy Thái: Tôi không muốn tranh luận về chuyện này. Nó đã kéo dài nhiều năm rồi, nếu cứ tranh luận nó độc hại hay không độc hại thì không biết đến bao giờ câu chuyện mới kết thúc. Mong muốn của chúng tôi là nên học theo các nước, cần sử dụng chất thải của ngành thép để làm đường hoặc sản xuất xi măng. Qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh quốc tế.

Hướng giải quyết của Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là trong thời gian tới các nhà máy thép phải đưa bụi lò ra tận Hải Dương để xử lý, ông nghĩ sao về phương án này?

+ Tôi không có ý kiến về vấn đề cụ thể này. Theo tôi, Bộ TN&MT nên thông tin công khai về chuyện chất thải ngành thép. Sau đó ta học theo các nước, họ xử lý thế nào thì mình xử lý thế đó. Gần nhất là học theo Thái Lan hay Indonesia.

. Theo báo cáo của Sở TN&MT, hiện các chất thải ngành thép tồn đọng quá nhiều, đe dọa môi trường…

+ Các nhà máy báo cáo là có tồn đọng nhưng chưa đến mức căng thẳng (!?).

Hiện Bà Rịa-Vũng Tàu đã có nhà máy xử lý xỉ thép nhưng nhiều nhà máy thép hầu như không muốn giao xỉ. Theo ông, nguyên nhân vì sao? Có phải do giá xử lý cao?

+ Đây lại là vấn đề “tế nhị”. Ý kiến của tôi là Việt Nam nên học tập theo các nước để giải quyết vấn đề về chất thải ngành thép.

Chiều 23-7, trao đổi qua điện thoại với chúng tôi về tình trạng tồn đọng chất thải ngành thép ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thứ trưởng Bộ TN&MT kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến cho biết hiện vụ việc đang trong quá trình giải quyết. “Tình hình hiện nay có nhiều vấn đề, có tình trạng doanh nghiệp muốn đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước” - ông Tuyến nói.

Trung Thanh

pháp luật tphcm

Các tin tức khác

>   Sẽ “xả trạm” nếu kẹt xe (29/07/2013)

>   Nhiều nghi vấn trong vụ cướp sim trộm tiền ngân hàng online (29/07/2013)

>   Vụ "Khởi tố nhiều đầu nậu, cò đất": Chưa đình chỉ cán bộ nào! (29/07/2013)

>   Đầu tư công: Trung ương cố giảm thì địa phương tăng (28/07/2013)

>   Mất điện diện rộng tại TP HCM do sự cố 500 kV (28/07/2013)

>   Cảng trăm tỉ đồng “đắp chiếu” (28/07/2013)

>   Nghiêm cấm CSGT “vẫy xe” xem giấy tờ qua loa rồi cho đi (28/07/2013)

>   Kết thúc điều tra bổ sung vụ giả danh con cán bộ cấp tướng để lừa đảo hơn 42 tỷ đồng (28/07/2013)

>   Xôn xao vỡ nợ 600 tỷ ở Lạng Sơn (27/07/2013)

>   Tham ô 39 tỷ đồng, 4 cán bộ Ngân hàng Agribank lĩnh 60 năm tù (27/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật