Thứ Ba, 16/07/2013 09:40

Tiếp tục giải bài toán tiêu thụ than

Cập nhật thị trường than quốc tế đến ngày 8/7, than nhiệt năng của Australia loại 9a có giá 76,6 - 79 USD/tấn, loại than này Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đang chào giá 105 - 115 USD/tấn. Than Quảng Châu (Trung Quốc) loại 11a giá bán khoảng 55 - 56 USD/tấn, trong khi Việt Nam là 69 USD/tấn.

Xu thế giá than trên thế giới tiếp tục giảm, trong khi giá than trong nước lại tăng. Việc xuất khẩu than trong nước đang gặp khó!.

“Một mình một chợ” - vẫn khó!

Tổng giám đốc Vinacomin - Lê Minh Chuẩn - cho rằng, hiện Vinacomin đang một mình một chợ, thế nhưng từ ngày 20/6 đến nay, tập đoàn vẫn chưa ký thêm được hợp đồng xuất khẩu nào. Bởi vì, nếu bán theo giá thị trường thế giới thì Vinacomin sẽ bị lỗ nặng. Đây là vấn đề hết sức gay go và phức tạp, nếu không giải quyết được mâu thuẫn này thì có nên tiếp tục sản xuất than nữa hay không?

Ông Chuẩn phân tích, nếu không áp dụng mức thuế xuất khẩu thêm 3% và giá than giữ như mức trung bình của quý II, triển vọng mỗi quý Vinacomin sẽ xuất khẩu 3,5 - 4 triệu tấn than từ nay đến cuối năm. Điều này giúp tập đoàn duy trì được sản lượng tiêu thụ gần 43 triệu tấn than (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa). Nhưng với việc thuế xuất khẩu tăng từ ngày 7/7, khả năng tiêu thụ cả năm của tập đoàn chỉ dừng ở mức 38 -39 triệu tấn. Ông Chuẩn lo lắng, trong thời gian tới nếu không có giải pháp tích cực hơn thì sẽ mất thị trường và nguy cơ lượng than tồn sẽ lên tới 15 triệu tấn vào năm sau. Trong khi đó, nếu giảm sản xuất đi khoảng 2-3 triệu tấn thì nguy cơ hàng nghìn công nhân không có việc làm.

Quản lý chặt, hạ giá thành

Hiện tại giá thành khai thác than của Vinacomin trong thời gian qua gần bằng giá bán nên ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của tập đoàn. Ông Chuẩn chỉ ra rằng, việc than có giá thành cao do khai thác ngày càng khó khăn, xuống sâu; các chi phí về thăm dò, thoát nước, thông gió, an toàn lao động…cũng tăng theo. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến giá thành cao chính là việc quản lý của tập đoàn chưa chặt chẽ, dẫn đến thất thoát than ra thị trường bên ngoài. Theo thông tin của Hải quan Trung Quốc 5 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập 6,9 triệu tấn than, thế nhưng Vinacomin chỉ xuất được 4,8 triệu tấn. Trên 2 triệu tấn than còn lại, phần lớn là do các đơn vị của tập đoàn quản lý không chặt, bị tuồn ra ngoài.

Giá thành khai thác than của Vinacomin thời gian qua chỉ thấp hơn giá bán 5.000 đồng/tấn. Vì vậy, giảm giá thành là điều kiện tiên quyết để giải bài toán tiêu thụ than trong thời gian tới.
Một thông tin đáng chú ý khác là những tháng đầu năm, một số hộ chuyên mua lấy than của tập đoàn rất ít, chủ yếu mua than bên ngoài để sản xuất. Từ ngày 28/5, Vinacomin có quyết định cấm chạy xe vào ban đêm, từ đó đến nay các hộ này lại quay trở lại lấy than chủ yếu của tập đoàn. Điều này cho thấy, việc chạy xe vào ban đêm đã làm thất thoát lượng than ra bên ngoài khá nhiều.

Trong thời gian tới, ông Chuẩn chỉ đạo tiếp tục thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý than đầu nguồn, có nhiều giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Trong đó, các đơn vị tập trung điều hành sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu thụ, không làm tăng tồn kho. Đặc biệt, các đơn vị có giá thành thấp nhưng 6 tháng đầu năm chưa đạt kế hoạch, cần tập trung mọi nguồn lực để tăng sản lượng; các đơn vị có giá thành cao tiếp tục áp dụng các biện pháp mạnh để giảm giá thành, không tăng sản lượng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chi phí, giá thành của các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị giá thành cao; đồng thời, tích cực làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để giải quyết điều chỉnh giá bán than cho điện, các vướng mắc về chính sách thuế, phí.

Phạm Tiệp

công thương

Các tin tức khác

>   Nội địa hóa lề mề, dệt may đuối sức (16/07/2013)

>   'Mối hận' điện- thép: Càng tăng giá càng bùng lên (16/07/2013)

>   2013: Việt Nam sẽ nhập siêu khoảng 4 tỉ USD (16/07/2013)

>   Vã mồ hôi vì bia ngoại (15/07/2013)

>   Trả lại tên cho... VAN (15/07/2013)

>   “Hội chứng“ công ty ô tô xin gia hạn thuế (15/07/2013)

>   Vinachem: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm gần 1,790 tỷ đồng (15/07/2013)

>   Lợi nhuận doanh nghiệp mía đường giảm mạnh (15/07/2013)

>   Phụ phẩm “cứu” doanh nghiệp xuất khẩu (15/07/2013)

>   Gạo Thái “xả” kho, gạo Việt lo lắng (15/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật