Thứ Hai, 15/07/2013 10:25

Lợi nhuận doanh nghiệp mía đường giảm mạnh

Hầu hết lợi nhuận của doanh nghiệp mía đường trong quý I/2013 đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là giá đường giảm và nhu cầu tiêu thụ cũng giảm.

Chẳng hạn, lợi nhuận của Công ty Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT) giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu giảm gần 22%. Theo giải trình của SBT, kết quả kinh doanh giảm sút do giá bán và sản lượng giảm. SBT phải giảm giá bán 7% và lượng đường bán ra giảm khoảng 20% so với quý I/2012. Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp của Công ty giảm 8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số công ty mía đường khác như Lam Sơn (LSS), Đường Biên Hòa (BHS) cũng cùng cảnh ngộ. Ông Hoàng Nhâm Nam, Phó Phòng Kế hoạch Thị trường BHS cho biết: “Duy trì giá bán thì doanh số giảm, tồn kho lớn, lãi ngân hàng phải trả nhiều. Giảm giá để tăng sản lượng tiêu thụ thì biên lợi nhuận giảm”. Chi phí lãi vay của BHS trong quý I đã tăng 165%, tồn kho tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp đã đề ra nhiều biện pháp điều chỉnh ở khâu nguyên liệu và bán hàng. Trước mắt, hầu hết các công ty đều giảm giá mua mía. Theo ông Nguyễn Trung Hòa, Chuyên viên phân tích ngành mía đường Công ty Chứng khoán Maybank Kimeng (MBKS), giá mía nguyên liệu đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái vào cuối tháng 6.2013. “Tỉ lệ giảm này là đáng lo ngại”, ông nói.

Ông Nam, BHS, nói: “Trong 2 cái xấu, phải chọn cái ít xấu hơn. Tức phải điều chỉnh giá và chính sách bán hàng để sản lượng tiêu thụ không giảm nhiều”. Đối với kênh B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), BHS phải thương lượng với các nhà sản xuất giữ giá hoặc chỉ giảm ít, cùng chấp nhận lời ít. Đối với khách hàng, BHS vẫn giữ giá bán vì giá đã được niêm yết trên bao bì. Tuy nhiên, ông Nam cho biết phải áp dụng các chính sách bán hàng tốt cho nhà phân phối và người tiêu dùng như các chương trình khuyến mãi.

Theo ông Hòa MBKS, cuối tháng 6.2013, giá đường đã giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng sản xuất ước tính cao hơn nhu cầu tiêu thụ khoảng 16% trong vụ sản xuất 2012-2013. Bên cạnh đó, đường nhập khẩu không chính thức (nhập lậu) khoảng 300.000 tấn mỗi năm với giá thấp hơn khoảng 15% cũng là một áp lực. Hạn ngạch nhập khẩu đường còn 74.000 tấn vẫn chưa thực hiện cũng là một lo ngại về nguồn cung trong thời gian tới.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã đề xuất Bộ Công Thương gia hạn thời gian xuất khẩu đường đến hết tháng 12.2013 nhằm giải quyết tình trạng hàng tồn kho tăng cao. Trước đó Bộ đã cho phép các doanh nghiệp mía đường xuất khẩu 200.000 tấn từ tháng 3-7.

Tính đến ngày 12.6, các doanh nghiệp đã xuất khẩu được gần 82.000 tấn đường. “Khả năng đề nghị này sẽ được thông qua vì lượng đường tồn kho cả nước hiện đã cao hơn 57% so với năm rồi”, ông Hòa nói.

Trước đó, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư 79, tăng thuế nhập khẩu một số mặt hàng thuộc ngành đường từ 3-5% lên 10-15% để hỗ trợ ngành đường trong nước.

Mặc dù lợi nhuận giảm nhưng theo ông Hòa, hầu hết các công ty mía đường lớn vẫn có nguồn thu khác bên cạnh đường. Như BHS thì chỉ sản xuất 50% đường, còn lại là 50% gia công. SBT có nguồn thu từ đầu tư tài chính khá tốt. Lợi nhuận LSS thời gian qua kém khả quan do khấu hao nhà máy mới và chưa điều chỉnh giảm giá mua mía nguyên liệu cho đến mùa vụ vừa qua. Tuy nhiên, giá đường vẫn có khả năng sẽ tăng kể từ quý III/2013 vì vụ ép mía 2012-2013 đã kết thúc.

nhịp cầu đầu tư

Các tin tức khác

>   BMJ: Báo cáo thường niên 2012 (15/07/2013)

>   TV3: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2013 (15/07/2013)

>   BSI: Lãi ròng quý 2 chỉ hơn 1 tỷ, giảm tới 94% cùng kỳ (15/07/2013)

>   HT1: ĐH bất thường bàn chuyện tăng vốn (15/07/2013)

>   BMJ: Báo cáo quản trị công ty năm 2012 (15/07/2013)

>   AMV: Báo cáo tài chính quý 2/2013 (15/07/2013)

>   QNC: Sáp nhập 2 xí nghiệp Móng Cái và Hạ Long (15/07/2013)

>   PVC: Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (lần thứ 16) (15/07/2013)

>   HAX: Tháng 5 lỗ ròng hơn 2 tỷ đồng (15/07/2013)

>   Danh sách các Công ty Chứng khoán Thành viên đã nộp BCTC Q2/2013 (tính đến hết ngày 12/07/2013) (15/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật