Thứ Ba, 30/07/2013 14:26

Nông sản sẽ rộng cửa vào Mỹ

Phía Mỹ đã công bố sẽ sớm xem xét để một số loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam như: nhãn, vải, vú sữa, xoài được nhập khẩu vào thị trường này. Động thái này đang tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mở rộng quy mô thương mại tại thị trường Hoa Kỳ, vốn là thị trường truyền thống, chiếm tỷ trọng cao của hầu hết mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Sau khi tham dự cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack ngày 24/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát thông tin, phía Mỹ đã công bố sẽ sớm xem xét để một số loại trái cây nhiệt đới của Việt Nam như: nhãn, vải, vú sữa, xoài được nhập khẩu vào thị trường này. Đối tác cũng hứa sẽ tiếp tục xem xét áp dụng đối với một số mặt hàng khác.

Nhiều loại trái cây sẽ rộng đường vào Mỹ trong thời gian tới

Cũng theo ông Phát, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã ghi nhận những khó khăn trong việc đưa các mặt hàng nông, thủy sản từ Việt Nam như cá tra, tôm và mật ong vào Mỹ, hứa sẽ trao đổi với các cơ quan liên quan để tháo gỡ.

Động thái này đang tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của Việt Nam mở rộng quy mô thương mại tại thị trường Hoa Kỳ, vốn là thị trường truyền thống, chiếm tỷ trọng cao của hầu hết mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế quan hệ thương mại 5 năm trở lại đây, dễ dàng nhận thấy sự thua thiệt của DN Việt khi đối mặt với những rào cản thương mại do phía nhà nhập khẩu tạo lập và phòng vệ.

Đơn cử như tôm và cá tra, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các DN thủy sản Việt Nam, từ năm 2008 đến nay, mỗi năm các DN Việt Nam đều phải đối đầu với các đợt kiểm tra hành chính. Tần suất, quy mô các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ giá của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng này của Việt Nam ngày càng dày và nhiều hơn. Trong khi đó tại hầu hết các vụ kiện, phía bị đơn đều tỏ ra thụ động.

Sự thiếu chuyên nghiệp và kinh nghiệm trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của các DN Việt Nam (bao gồm cả DN đơn lẻ và các hiệp hội ngành hàng) cộng với cách thức kinh doanh “nồi nhà nào, nhà nấy giữ” của hầu hết các DN xuất khẩu khiến phía nhà nhập khẩu luôn tìm được lý lẽ và chứng cứ để áp dụng các rào cản, trừng phạt và phòng vệ.

Chưa dừng lại ở đó, một rào cản phổ biến khác đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cũng thường xuyên được dựng lên. Có thể thấy rằng, trong số các mặt hàng trái cây tươi được bán vào thị trường Hoa Kỳ, thanh long xuất khẩu luôn có sản lượng lớn và quan hệ thương mại thường xuyên nhất. Tuy nhiên, do thiếu những cơ sở chiếu xạ và ách tắc trong khâu đóng gói, vận chuyển, nhiều lô hàng đã bị ép giá hoặc trả lại, gây thiệt hại cho DN và người nông dân.

Như vậy, trong bối cảnh thị trường Mỹ có những động thái cởi mở hơn, cộng với những thuận lợi từ quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang đi đến những bước thỏa thuận cuối cùng, nhiều cơ hội mở ra cho các DN xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là thách thức lớn đối với các DN trong nước, đòi hỏi sự cải tổ, tái cấu trúc mà trước hết là đẩy mạnh khả năng tránh và chống lại các vụ kiện chống bán phá giá, phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ.

Đồng thời, các khuyến nghị được đưa ra hiện nay là ngành hàng này cần nhanh chóng tạo ra chuỗi giá trị sản xuất - tiêu thụ bền vững để giảm thiểu các nguy cơ thiệt hại khi đối tác đặt ra những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Thạch Bình

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Mỹ sẽ kiểm tra gắt gao thực phẩm nhập khẩu (30/07/2013)

>   Thị trường gạo ngóng Thái Lan xả hàng (29/07/2013)

>   Bàn cách đỡ giá nông sản (28/07/2013)

>   Ngành cà phê đứng bên bờ vực phá sản (27/07/2013)

>   Xuất khẩu hồ tiêu sang Mỹ tăng 99% (27/07/2013)

>   Giá gạo tăng, hàng loạt hợp đồng cung cấp gạo bị hủy (25/07/2013)

>   Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại (24/07/2013)

>   Xuất khẩu gạo: Ưu tiên DN có vùng nguyên liệu (22/07/2013)

>   Xả gạo bán giá thấp: Thái Lan bị “dồn vào chân tường” (22/07/2013)

>   Đắk Lắk có kế hoạch tái canh trên 5.000ha cà phê (21/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật