Chủ Nhật, 28/07/2013 20:00

Bàn cách đỡ giá nông sản

"Giảm lạm phát nhưng nâng được giá nông sản tại khu vực nông thôn, nông dân là mục tiêu chính trong điều hành mà cơ quan quản lý cần hướng tới”. Nguyên Cục trưởng Cục quản lý giá, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Đại Đoàn Kết.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa

Ông Nguyễn Tiến ThỏaGiá nông sản giảm nhưng người tiêu dùng cũng không mừng vì chỉ giảm tại ruộng, còn đến tay người tiêu dùng vẫn bị đội lên cao rất nhiều. Điều này kéo theo khó khăn cho hàng triệu người nông dân, thưa ông?

- Hiện nay nông dân sản xuất ra hàng hóa cơ bản cho đời sống cũng như tiêu dùng hàng ngày nhưng nhiều mặt hàng giá bán ra không bù đắp được chi phí sản xuất. Trong khi đó cũng là loại nông sản đó, đến tay người tiêu dùng thì lại cao. Đó là nghịch lý từ bao lâu nay mà chúng ta chưa khắc phục được. Người sản xuất nông nghiệp bị ép giá, còn người dùng sản phẩm nông nghiệp thì phải chịu giá cao gấp nhiều lần.

Thời gian tới, trong cách điều hành giá của cơ quan quản lý có nên hướng vào mục đích, nâng giá thu mua nông sản cho người nông dân?

- Trong điều kiện kinh tế thế giới đang khó khăn, nông nghiệp lại là trụ đỡ của kinh tế Việt Nam. Mặt hàng nông sản không những tiêu thụ trong nước, mà chiếm số lượng lớn trong cán cân xuất khẩu. Vì vậy khi nâng được giá nông sản lên thì chúng ta cũng đảm bảo được tăng trưởng.

Bởi vậy, Chúng ta cần phải tìm cách làm tăng giá thu mua nông sản cho nông dân để giá vận động hợp lý.

Ông có thể đưa ra biện pháp cụ thể?

Người nông dân bị thiệt là bởi vì họ sản xuất nhỏ lẻ, quy hoạch nông nghiệp chưa đến nơi đến chốn. Chúng ta chưa hình thành được chuỗi hàng hóa từ sản xuất đến tiêu thụ.

Trong mỗi khâu, cứ có 3 – 4 tầng nấc trung gian, 1 tầng nấc lại 1 lần đội giá. Ví dụ như giá vật tư nông nghiệp cung ứng cho bà con nông dân, cũng phải qua 3-4 anh đại lý rồi mới được đến tay người nông dân. Giá đầu vào của họ đội lên rất nhiều. Rồi đến khâu thu mua, người nông dân bán cho thương lái, thương lái bán cho công ty, rồi mới đến tổng công ty. Mỗi lần như vậy, các khâu trung gian lại ép 1 mức giá của người nông dân để hưởng chênh lệch, có lãi. Thế mới có chuyện giá tới tay người tiêu dùng chênh 3-4 lần.

Hiện nay nhiều nước đã có sàn giao dịch hàng hóa tập trung, họ xây dựng được chuỗi hàng hóa do người nông dân thành lập.Ví dụ ở Newzelan, có hợp tác xã sữa do chính người nông dân làm chủ. Họ giảm bớt được tầng lớp trung gian, người nông dân được hưởng tối đa lợi nhuận, mà lại tránh được vòng xoáy giá.

Chúng ta phải tiến tới các mô hình này để người nông dân đóng vai trò là trung tâm trong cung ứng hàng và chủ động giá.

Có nghĩa là chúng ta phải có một mô hình hợp tác xã kiểu mới mà người nông dân chủ động liên kết được sản xuất và đầu ra?

- Đúng vậy, người nông dân phải là trung tâm. Để được như vậy, đòi hỏi việc tổ chức nguồn nhân lực, nhất là ở đội ngũ lãnh đạo hợp tác xã rất quan trọng. Vì khi đó, người nông dân đảm nhận thêm vai trò liên doanh liên kết.

Hiện nay chúng ta đang có những quỹ ưu đãi cho nông nghiệp, ví dụ như quỹ khuyến nông. Nếu như khai thác được quỹ này để nâng cao kiến thức cho người sản xuất thì rất tốt. Đáng tiếc hiện nay chưa khai thác được nguồn này.

Đỡ giá cho nông sản, không ai khác người nông dân phải phát huy được nội lực của chính mình, tương trợ lẫn nhau?

- Hiện nay tôi thấy ở Đồng bằng Sông Cửu Long có mô hình liên kết 4 nhà: nhà khoa học, nhà nông, nhà băng, nhà phân phối đang được triển khai và phát huy đúng hiệu quả. Thời gian tới cũng cần phải nhân rộng mô hình này.

Thúy Hằng

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Ngành cà phê đứng bên bờ vực phá sản (27/07/2013)

>   Xuất khẩu hồ tiêu sang Mỹ tăng 99% (27/07/2013)

>   Giá gạo tăng, hàng loạt hợp đồng cung cấp gạo bị hủy (25/07/2013)

>   Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại (24/07/2013)

>   Xuất khẩu gạo: Ưu tiên DN có vùng nguyên liệu (22/07/2013)

>   Xả gạo bán giá thấp: Thái Lan bị “dồn vào chân tường” (22/07/2013)

>   Đắk Lắk có kế hoạch tái canh trên 5.000ha cà phê (21/07/2013)

>   Doanh nghiệp FDI thâu tóm thị trường cà phê Việt (20/07/2013)

>   Thay đổi giá sàn xuất khẩu gạo (19/07/2013)

>   Trình Quy chế mua tạm trữ thóc, gạo trong tháng 8 (19/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật