Thứ Hai, 22/07/2013 14:14

Nguy cơ nhiều doanh nghiệp thép phá sản

Lý do dẫn tới nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh thép là điều không tránh khỏi, bởi thị trường bất động sản còn trầm lắng, cùng với thép Trung Quốc tràn vào lấn át thép nội địa, rồi lại phải đối mặt với hàng loạt thách thức áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép xuất khẩu.

Làm gì để ngành thép thoát đáy?

Đây là bài toán mà hiện chưa có đáp số, khó có lời giải, bởi ngành thép đang “đói” vốn do sản xuất kinh doanh đình trệ. Trong hoàn cảnh lâm ly bi đát như vậy nhưng một loạt chính sách sắp đưa vào áp dụng như tăng giá điện riêng cho ngành thép, xi măng, rồi đổi mới công nghệ chuẩn, cùng với châu Mỹ, châu Âu đang áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép xuất khẩu càng khiến các doanh nghiệp (DN) sản xuất thép đứng ngồi không yên.

Trong bĩ cực, gói hỗ trợ bất động sản 30 ngàn tỷ đồng làm le lói hy vọng thoát đáy cho ngành thép, nhưng từ khi các ngân hàng tuyên bố đến nay thị trường chưa có gì khởi sắc, thậm chí còn đi xuống, nhiều DN đã và đang trước ngưỡng phá sản.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, riêng mặt hàng thép xây dựng tháng 6 sản xuất đạt 376.125 tấn, giảm 4,72% so với tháng 5; tiêu thụ khoảng 350.945 tấn, giảm 9,2% so với tháng 5. Tính chung 6 tháng 2013, các DN trong VSA sản xuất được 2.257.487 tấn, giảm 2,08% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, tổng số thép bán ra đạt 2.272.226 tấn, tăng 1,52% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, con số đó không nói lên điều gì, bởi trượt giá đầu vào cho sản xuất cùng với giá cả tiêu dùng thị trường đều tăng cao.

Do “bí” đầu ra nên trong thời gian dài, các DN thép đã sản xuất cầm chừng. Sản phẩm thép xây dựng tính đến 30/6/2013 tồn kho khoảng 326.947 tấn, kéo theo lượng phôi thép tính đến tháng 5/2013 tồn khoảng 500.000 tấn (cả phôi sản xuất trong nước và nhập khẩu).

Theo VSA, lượng tồn này là bình thường và hoàn toàn đủ đáp ứng nhu cầu phôi cho các nhà máy cán thép trong nước. Nhưng nếu khi một loạt các nhà máy như Gang thép Thái Nguyên, Việt Trung (Lào Cai), Tập đoàn Hòa Phát… chuẩn bị đi vào hoạt động mà Nhà nước tiếp tục cho xuất khẩu thì nguy cơ thiếu quặng, nhiên liệu cho sản xuất thép, là không tránh khói. Do đó, VSA kiến nghị, Nhà nước cần ngăn chặn triệt để không cho phép DN xuất khẩu quặng, tránh trường hợp "DN đã mua được nồi mà không có gạo nấu".

Cũng theo VSA, do thị trường đình trệ, nhưng DN thép vẫn phải sản xuất để tạo việc làm cho lao động, song song với đó vừa phải cạnh tranh giá bán với thép ngoại nhập, vì lý do đó các DN sản xuất, kinh doanh thép phía Bắc liên tục giảm giá bán từ 300 đến 500 đồng/kg, trong khi giá bán thép phía Nam có sự chênh lệch khá lớn.

Thép ngoại lấn thép nội, Nhà nước thất thu thuế do gian lận

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam tính đến 31/5 đạt trên 5,3 triệu tấn, kim ngạch nhập khẩu đạt hơn 3,5 tỷ USD: phôi thép là 175.408 tấn, bằng 83% so với cùng kỳ năm 2012; tháp tấm lá đen là 2.122.703 tấn, bằng 104% so với cùng kỳ; thép cuộn là 65.717 tấn, bằng 72% so với cùng kỳ; thép phế là 1.241.920 tấn, bằng 90% so với cùng kỳ năm 2012. Trong khi, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam tính đến 31/5 chỉ đạt hơn 1,2 triệu tấn, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD.

Để tự cứu mình, trong tháng 6/2013, nhiều DN ống thép đã thành công bước đầu trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, do đó lượng sản xuất và bán ra của các DN trong 6 tháng đầu năm tăng từ 24,44% và 19,52%. Có được con số này chủ yếu từ Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen, Nhật Quang, Sunsteel… Nhưng con đường xuất khẩu còn gặp nhiều gian nan, bởi các nước đã có những hành động rõ rệt về tự vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất của họ.

Theo thông tin từ một số DN sản xuất kinh doanh thép, một lượng lớn thép hợp kim của Trung Quốc nhập vào Việt Nam được “hóa trang” thành thép xây dựng để hưởng thuế suất 0%, sau đó bán với giá thấp hơn giá thép xây dựng trong nước nên đã gây sức ép lớn đối với DN sản xuất trong nước.

Chưa kể tới các DN Trung Quốc luôn có một lượng thép dư thừa rất lớn luôn sẵn sàng tràn vào Việt Nam bán với giá rẻ, thậm chí chỉ yêu cầu bên mua ký quỹ 10% - 30% là cho nhập khẩu trả chậm.

Trong khi đó, tính đến thời điểm này, các DN thép trong nước vẫn chưa tiếp cận được nguồn lãi suất thấp nên chưa có tác động cải thiện sức tiêu thụ với sản phẩm thép, khiến DN vẫn chưa tìm được lối thoát, nhất là đối với những nhà máy đã đổ khá nhiều tiền vào đầu tư xây dựng dở dang. Điều này khiến các DN này đang "kiệt sức", đứng trước bờ vực phá sản.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, đây là việc đáng báo động đỏ mà Nhà nước cần can thiệp kịp thời bằng các chính sách thiết thực hơn, tạo bình đẳng cho sản xuất kinh doanh cho ngành thép, đáp ứng sự kỳ vọng cấp phép đầu, tư tạo nên sức bật, giúp người lao động địa phương có việc làm, đảm bảo cuộc sống.

Kim Tuyến

công thương

Các tin tức khác

>   Ngành gỗ tăng trưởng trong nỗi lo (22/07/2013)

>   Đại gia Việt nào đang sở hữu Hilton Opera? (22/07/2013)

>   Sẽ cho phá sản Vinashinlines (22/07/2013)

>   "Gà con" Beeline không dễ thành “gà chọi” Gmobile (22/07/2013)

>   SamsungVina ra đi như Sony hay ở lại như LG (22/07/2013)

>   Vì sao doanh nghiệp Nhà nước vẫn khó thoái vốn? (22/07/2013)

>   Không “hồi tố” ưu đãi đầu tư cho Robert Bosch Việt Nam (22/07/2013)

>   Nửa đầu tháng 7, xuất siêu 85 triệu USD (21/07/2013)

>   Lách, trốn thuế nhập khẩu inox: Doanh nghiệp trong nước lao đao (21/07/2013)

>   Doanh nghiệp ngại quy định mới (21/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật