Thứ Ba, 02/07/2013 07:11

Mọi thứ yên tâm tăng giá vì sức dân đã kiệt?

Tiếp sau giá xăng, từ 1/7 giá gas sẽ được điều chỉnh tăng thêm 1.083 đồng/kg, tức khoảng 13.000 đồng/bình 12kg.

Gas tăng vì hợp đồng và vì... xăng

Nguyên nhân theo thông báo của Saigon Petro, Pacific Petro... phát đi chiều ngày 30/6 là do giá gas hợp đồng (giá CP) giao tháng 7 tăng.

Ngoài ra theo các nhà buôn gas, chi phí vận chuyển, bảo hiểm... tăng, giá xăng tăng cũng là nguyên nhân để các công ty gas đầu mối quyết định tăng giá.

Gas tăng hơn một ngàn đồng từ 1/7

Giá gas bán lẻ theo đó lên mức phổ biến từ 375.000 - 380.000 đồng/bình 12 kg. Trong khi đó, loại bình 45kg tăng 49.000 đồng, lên mức 1,41 triệu đồng/bình; bình 50kg lên 1,57 triệu đồng.

Cách đó chỉ 2 ngày, Bộ Tài chính đã chính thức cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tăng giá từ 20h ngày 28/6.

Theo đó, giá bán lẻ xăng dầu đã điều chỉnh tăng giá tối đa 360 -370 đồng/lít. Như vậy, giá xăng RON 92 cao nhất sẽ là 24.123 đồng/lít. Sau khi điều chỉnh, Petrolimex bán xăng RON 92 ở mức 24.110 đồng/lít.

Đây là lần tăng thứ hai của giá xăng trong vòng nửa tháng, sau đúng 2 tuần điều chỉnh tăng từ hôm 14/6 với mức tăng 426 đồng/lít.

Than xin tăng giá bán cho điện, điện tăng giá cho dân

Cũng như xăng, giá điện năm nay cũng đang có xu hướng điều chỉnh tăng từ 10-15%. Thời điểm thực hiện có thể chia làm 2 lần vào tháng 9 và tháng 11.

Trước đó, khi giá than bán cho điện tăng 40% kể từ ngày 20/4/2013, Bộ Công thương đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tính toán giá thành sản xuất để làm cơ sở xây dựng lộ trình điều chỉnh giá điện.

Hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân ở mức 1.437 đồng mỗi kWh. Lần điều chỉnh giá điện gần đây nhất là vào ngày 22/12/2012 với mức tăng 5%.

Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm thị trường nhu yếu phẩm cũng đua nhau nhiều lần lần tăng giá. Mặt hàng sữa bột và sữa nước từ đầu năm đã có tới 5 lần trong 6 tháng đầu năm.

Cùng với đó, nước sạch đòi tăng giá, khung giá dịch vụ nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội cũng chính thức tăng giá hơn 4 lần từ 31/5/2013.

CPI kiềm chế tốt vì sức dân đã kiệt?

Trái ngược với những biến động của thị trường, Bộ Kế hoạch đầu tư cho biết, lạm phát không còn là mối lo ngại lớn. Năm 2013 phấn đấu giữ CPI ở mức 7% là hợp lý.

Nguyên nhân chủ yếu do tăng cường quản lý giá cả thị trường,... và nguồn cung lương thực dồi dào.

Nhờ đó, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) trong 6 tháng đầu năm là 4,9%.

Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu "Bức tranh nông thôn, nông dân Việt nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình" do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn Việt Nam (Ipsard) công bố thì cho thấy sức dân đã kiệt.

Báo cáo cũng cho biết, có 42% nông dân cho rằng họ không hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Một trong những nguyên nhân là do thu nhập không tương xứng với kết quả lao động mà họ bỏ ra.

Có tới 50% số hộ gia đình nông thôn chịu các cú sốc về thu nhập, bao gồm cú sốc tập thể, tức là khi xảy ra cả làng, cả huyện, cả tỉnh cùng bị như thiên tai, bão, lũ lụt, dịch bệnh, giá cả bất ổn…và cú sốc cá nhân, chỉ gia đình bị, xảy ra khi có người chết, người ốm, kinh doanh thua lỗ, thu hồi đất…

Cùng với đó, các loại cú sốc có xu hướng ngày càng tăng.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách cho biết, khả năng chống chịu chỉ có cách duy nhất là “thắt lưng buộc bụng”.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ thực tế không giúp được người dân bao nhiêu, họ phải nhờ nhiều hơn tới sự hỗ trợ của cộng đồng, vào nỗ lực bản thân, người thân và các kênh khác.

Ông Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn cho rằng "Nông dân, nông thôn bị lấy đi quá lớn so với được trả lại".

Ngoài phải chịu ảnh hưởng của việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của Chính phủ, hy sinh của nông nghiệp đã bù đắp cho nợ xấu ngân hàng, khó khăn của doanh nghiệp. Chịu sức ép về công nghiệp hoá: lấy đi tài nguyên đổ chất thải trở lại...

Trong khi đó nông dân phải đương đầu với giá cả biến động, không có bảo hiểm, không có thị trường giao sau, không có dự báo thị trường. Còn ốm đau thì đối mặt với tình trạng chăm sóc sức khoẻ ở nông thôn quá tệ.

Xuân Tùng

Đất Việt

Các tin tức khác

>   2 công ty khai thác vàng bị yêu cầu truy thu thuế gần 250 tỉ đồng (01/07/2013)

>   Thăng trầm ĐH Hùng Vương: Tranh chấp triền miên (01/07/2013)

>   Đi xe máy phải nộp phí đường bộ (01/07/2013)

>   Mỹ giải thích cho đồng minh EU về bê bối nghe lén (01/07/2013)

>   Dược liệu Trung Quốc bao sân (01/07/2013)

>   Chủ tịch Cty Vĩnh Hưng bị bắt, hé lộ sự thật bất ngờ (01/07/2013)

>   Ngân hàng Nhật né được khủng hoảng vì… kém tiếng Anh! (30/06/2013)

>   Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2013 (30/06/2013)

>   Chi 21.700 tỉ đồng để tăng lương từ 1-7 (29/06/2013)

>   Phát triển thị trường xổ số VN hướng minh bạch (29/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật