Thứ Sáu, 19/07/2013 08:17

Lãi suất 5%/năm và quy luật “vốn rẻ”

Quy luật “vốn rẻ” luôn có tác động mạnh với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, thậm chí lấn át nhiều yếu tố tưởng như quan trọng khác.

Nhận định về thị trường tiền tệ tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp 6 tháng đầu năm, bản tin của một ngân hàng cho rằng: “Những nỗ lực từ phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan quản lý rõ ràng chưa phát huy hiệu quả”.

Nhận định này được chứng minh bằng con số, cụ thể lãi suất huy động từ đầu năm tới nay đã giảm thêm ở mức 2-3%/năm so với cuối năm 2012, phổ biến với kỳ hạn 1-6 tháng là 6-7%/năm, các kỳ hạn dài hơn cũng không quá 10%/năm. Lãi suất cho vay còn có biên độ giảm lớn hơn, mức giảm lên tới mức 3-4%/năm. Kết quả là đến cuối tháng 6/2013, lãi suất cho vay chỉ phổ biến quanh 8 - 11%/năm đối với vay ngắn hạn và 11- 13%/năm trung dài hạn, thậm chí khách hàng tốt chỉ phải vay với lãi suất còn 7-7,5%/năm.

Các con số trên có ý nghĩa gì?

Đây là mức lãi suất thấp hơn “yêu cầu” mà các doanh nghiệp đã nêu ra trong các cuộc đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp chỉ cách đây chừng 3 tháng. Khi đó rất nhiều doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận vốn với lãi suất từ 10-12%/năm cho các dự án tốt.

Thế nhưng khi lãi suất hạ nhanh hơn kỳ vọng thì kết quả mang lại chỉ là: “tốc độ tăng trưởng tín dụng quý II đã nhanh hơn quý I”. Đó là nhận định của NHNN, tuy nhiên chính cơ quan này cũng thừa nhận, dù đã nhanh hơn nhưng còn khá xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 12%.

Thực tế này là nguyên nhân chính dẫn tới nhận định: “Những nỗ lực chưa mang lại hiệu quả” trong bản tin nói trên. Lãi suất được ép xuống thấp, nguồn vốn ngân hàng dồi dào, và rất nhiều ngân hàng tung ra các gói hỗ trợ nhiều nghìn tỷ đồng nhưng tín dụng vẫn chỉ nhích nhẹ.

Lý giải về câu chuyện này, một lãnh đạo ngân hàng lâu năm cho rằng, không nên nhìn nhận mối quan hệ giữa lãi suất và tín dụng hiện nay quá bi quan. Vị lãnh đạo này cho biết, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng còn 5%/năm là mức gần như thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, điều này sẽ khiến lãi suất cho vay sẽ còn tiếp tục hạ xuống mức “thấp nhất”.

Trong ngắn hạn, cái “thấp nhất” này chưa cho kết quả, nhưng trong một chu kỳ kinh tế từ 3-5 năm, thời điểm tăng tốc tín dụng sẽ không xa. Độ trễ của tiền tệ ở Việt Nam thường từ 3-6 tháng. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tự được “kích thích” chính các nhu cầu vay vốn, nhu cầu đầu tư bởi dòng quay tiền tăng tốc, hàng sẽ bán tốt hơn, nhu cầu hàng hóa vật liệu tăng và sản xuất sẽ được phục hồi. Tác động của vòng xoay này sẽ có tính dây chuyền giữa các doanh nghiệp và các ngành. Quy luật “vốn rẻ” luôn có tác động mạnh với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, thậm chí lấn át nhiều yếu tố tưởng như quan trọng khác.

“Tôi nhận định lạc quan”, vị lãnh đạo ngân hàng trên tự tin cho biết: “Tôi đang sốc lại bộ máy và cố xử lý nhanh các vấn đề còn tồn tại, nếu không sẽ bị chậm khi vòng quay kinh tế tăng lên”.

T.Lê

Đầu Tư Chứng khoán

Các tin tức khác

>   Mười giải pháp ổn định tỷ giá (19/07/2013)

>   Các giải pháp điều hành CSTT, tín dụng, hoạt động ngân hàng trong nửa cuối năm 2013 (18/07/2013)

>   NHNN yêu cầu tăng cường công tác quản lý ngoại hối (18/07/2013)

>   Giao dịch USD liên ngân hàng cao gấp đôi (18/07/2013)

>   “Không hề có yêu cầu hạn chế cho vay liên ngân hàng” (18/07/2013)

>   Tỷ giá USD biến động nhẹ (18/07/2013)

>   Nợ xấu sẽ mua bán thế nào? (18/07/2013)

>   Nhà mạng, ngân hàng khuyên khách tự bảo vệ thông tin (18/07/2013)

>   Hạ lãi suất huy động xuống 5%: Đầu vào giảm nhưng đầu ra khó hạ (18/07/2013)

>   Gói tín dụng 30.000 tỉ đồng: Mới có 18 người ở TP.HCM được vay (18/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật