Thứ Ba, 30/07/2013 13:22

Điểm mặt CTCK “nguy cơ” cao bị rút giấy phép!

Sẽ là không bất ngờ nếu xuất hiện thêm nhiều CTCK không thể khắc phục tình trạng tài chính “cảnh báo” và bị rút giấy phép hoạt động trong thời gian tới.

Gần đây, UBCKNN đã có các quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh được cấp phép (rút giấy phép hoạt động) của CTCP Chứng khoán Hà Nội (HSSC), CTCP Chứng khoán Trường Sơn (TSS) và CTCP Chứng khoán Delta (DTSC). Lý do là các CTCK này đã không thể cải thiện tình hình tài chính để đáp ứng chỉ tiêu an toàn, cụ thể là có lỗ gộp lớn hơn 50% vốn điều lệ.

Môi trường kinh doanh của các CTCK có tín hiệu khả quan hơn khi giao dịch trên thị trường đã sôi động trở lại kể từ đầu năm. Tuy nhiên, việc hơn 50% thị phần giao dịch chứng khoán vẫn đang nằm trong tay của chỉ khoảng 10 công ty hàng đầu đã khiến cho sự cạnh tranh ở nhóm các CTCK còn lại đang hết sức khốc liệt.

Có thể thấy điều này khi các CTCK không có thế mạnh nổi trội như HSSC, TSS và DTSC đã không thể cải thiện được hoạt động kinh doanh trong thời gian qua, dù bị dồn đến “đường cùng”.

Theo Quyết định số 62/QĐ-BTC về tái cấu trúc các CTCK, dựa vào các chỉ tiêu an toàn tài chính được quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC, việc phân nhóm các CTCK sẽ dựa trên 2 tiêu chí: (1) tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro (bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động) và (2) tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ. Cụ thể như sau:

Nhóm 1 - nhóm bình thường: bao gồm các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lãi hoặc lỗ lũy kế dưới 30% vốn điều lệ.

Nhóm 2 - nhóm kiểm soát: bao gồm các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150% tới trên 120% và có lỗ lũy kế từ 30-50% vốn điều lệ.

Nhóm 3 - nhóm kiểm soát đặc biệt: bao gồm các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên 50% vốn điều lệ.

CTCK “nguy cơ” cao…

Thống kê của Vietstock dựa trên báo cáo tài chính quý 1 và quý 2/2013 của 85 CTCK đã công bố cho thấy số lượng CTCK có lỗ luỹ kế vẫn đang chiếm ưu thế với 57 công ty.

Trong đó, có 11 CTCK đang có tỷ lệ Lỗ luỹ kế/Vốn điều lệ lớn hơn 50% vốn điều lệ. Ngoài SBS với một thời đình đám, nhóm này chủ yếu bao gồm các CTCK nhỏ và gần như chỉ còn hoạt động “thoi thóp”.

Số CTCK có tỷ lệ Lỗ luỹ kế/Vốn điều lệ trong khoảng 30%-50% là hơn 18 công ty, trong đó có sự góp mặt của nhiều công ty đang niêm yết như PHS, VDS, VIG, ORS, SHS.

Với môi trường cạnh tranh vẫn đang còn khốc liệt, sẽ là không bất ngờ nếu xuất hiện thêm nhiều CTCK không thể khắc phục tình trạng tài chính “cảnh báo” và bị rút giấy phép hoạt động trong thời gian tới.

… Cơ hội từ lượng tiền mặt hấp dẫn

Mặc dù vậy, trong số 57 CTCK có lỗ luỹ kế thì vẫn có một số công ty có khoản mục tiền mặt khá hấp dẫn (lượng tiền mặt còn lại sau khi đã trừ đi nợ phải trả).

Điều này có thể mang đến cơ hội đầu tư cổ phiếu như trường hợp của AVS; và lượng tiền mặt tốt sẽ giúp các CTCK này đương đầu với khó khăn dễ dàng hơn.

Duy Nam

infonet

Các tin tức khác

>   VN-Index: Nguy cơ mẫu hình Vai Đầu Vai (30/07/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 30/07: Lình xình, thanh khoản tiếp tục bèo bọt (30/07/2013)

>   30/07: Bản tin 20 giờ qua (30/07/2013)

>   VNM: Giảm cổ phiếu đang lưu hành xuống 833,490,871 cp (29/07/2013)

>   Cổ phiếu nào phải cắt lỗ? (29/07/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 29/07: Mạnh tay cắt lỗ, VN-Index giảm hơn 8 điểm (29/07/2013)

>   Du lịch Hàn Quốc cùng Chứng khoán KIS (29/07/2013)

>   29/07: Bản tin đầu tuần (29/07/2013)

>   Tự doanh CTCK: “Gom hàng” khi thị trường lao dốc (27/07/2013)

>   GAS công bố lợi nhuận sai lệch hơn 800 tỷ, ai chịu thiệt? (26/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật