Thứ Ba, 02/07/2013 08:41

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Chính sách nhiều, nhưng thực hiện quá chậm

Sau khi tổng cục Thống kê công bố các số liệu kinh tế tuần qua, trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ hy vọng Quốc hội sắp tới sẽ giám sát tình hình chặt chẽ hơn nữa.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh.

Thưa ông, đại diện của tổng cục Thống kê cho rằng, để GDP cả năm đạt 5,5%, các tháng cuối năm cần phải đạt 6%. Ông thấy có khả thi?

Tôi nghĩ tuỳ thuộc rất nhiều vào việc có những cải cách cần thiết để thúc đẩy đầu tư, bởi vì hiện nay tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư vốn. Hiện Chính phủ đã có các biện pháp để cải cách và có những đề nghị Chính phủ cho phát hành thêm trái phiếu, thậm chí cho các tỉnh, thành phố phát hành trái phiếu, Hà Nội vừa rồi cũng phát hành được 1.000 tỉ đồng. Nhưng vấn đề như Quốc hội cũng lưu ý là phải thực hiện một cách có hiệu quả, phải tránh lãng phí, tham ô.

Thứ hai là Nhà nước không thể nào tự mình và riêng Nhà nước để có thể đạt được mức tăng trưởng cao, mà rất cần sự tham gia của các công ty nước ngoài, công ty tư nhân, việc ấy cũng cần có cải cách.

Thứ ba là tăng trưởng tín dụng quá thấp, sáu tháng đầu năm mới có 3,1%, với mức tín dụng thấp như vậy thì doanh nghiệp không thể hoạt động kinh doanh tốt được. Ở Việt Nam, các năm trước kia tín dụng phải tăng trưởng từ 15 – 19%, năm 2007 tăng lên đến 54%, năm ngoái đạt 7%. Đấy là những điều cần phải xem xét.

Có một số dự báo GDP cả năm không quá 5%?

Nhiều tổ chức tài chính như ngân hàng HSBC, ADB, WB đều dự đoán Việt Nam chỉ tăng 5,1 – 5,2%, rất khó đạt 5,5%.

Ông thấy tình hình doanh nghiệp ra sao?

Khả năng thanh toán rất thấp, tức là cầu của nền kinh tế rất thấp, các doanh nghiệp cho biết, họ đã giảm lương của nhân viên 30%, có nơi giảm đến 50 – 60% vì họ không bán được hàng, không cạnh tranh được. Ngay cả ngân hàng, cũng có hiện tượng giảm lương, nguồn thu nhập cũng rất thấp, nhiều người khác thì thất nghiệp và hoàn toàn không có thu nhập. Vì vậy tình hình đó thực sự đáng lo ngại, nếu sức mua không tăng lên thì chỉ trông đợi vào xuất khẩu, điều ấy cũng không đem lại cải thiện gì cho đời sống của người dân.

Cảm nhận chung của người dân khá bi quan, vậy chờ đến bao giờ kinh tế mới khá lên thưa ông?

Tôi nghĩ vấn đề ở đây không phải là chờ mà là hành động, đã có chỉ thị về tái cấu trúc nền kinh tế, các chỉ thị tái cấu trúc tập đoàn và tổng công ty nhà nước, xử lý nợ xấu... Vấn đề hiện nay là hành động thôi, tôi từng nói là trong sáu tháng đầu năm chưa có ai đá bóng vào gôn cả, lên bóng rất nhiều, lên chính sách rất nhiều nhưng không thấy đem lại hành động cụ thể. Trong sáu tháng cuối năm phải có hành động cụ thể.

Việt Anh (thực hiện)

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   UBGSTC: "6 tháng cuối năm cần tăng đầu tư công" (01/07/2013)

>   Đâu là đáy tăng trưởng? (01/07/2013)

>   PMI Việt Nam suy giảm mạnh trong tháng 6 (01/07/2013)

>   Cần cú hích lớn hơn hạ lãi suất (01/07/2013)

>   Đã đến lúc kích cầu đầu tư và tiêu dùng (30/06/2013)

>   Kinh tế 6 tháng đang ở đáy chữ U (30/06/2013)

>   Xuất khẩu 6 tháng: 11 mặt hàng và 15 thị trường “tỷ đô” (29/06/2013)

>   TS. Trần Du Lịch: "Lạm phát không còn là con ngựa bất kham" (29/06/2013)

>   Thủ tướng nêu giải pháp điều hành 6 tháng cuối 2013 (28/06/2013)

>   TP.HCM giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định (28/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật