Thứ Tư, 31/07/2013 11:10

Bất động sản chờ… sáng trăng

Mặc dù, Bộ Xây dựng đã có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, tập trung cao độ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này. Tuy nhiên, kinh doanh nhà và hạ tầng vẫn gặp nhiều khó khăn, lượng vốn huy động từ xã hội đạt rất thấp, thị trường BĐS đang đóng băng.

Các báo cáo nghiên cứu thị trường của Savils, CBRE xuất bản trong thời gian này đều cho thấy phân khúc nhà ở để bán có dấu hiệu ấm lại, khi giao dịch có chiều hướng tăng, nhất là tại phân khúc bình dân. Tuy nhiên, “thảm cảnh” với đa số doanh nghiệp (DN), với hầu hết các phân khúc bất động sản (BĐS) là giá giảm. Khó khăn đang chồng chất trên thị trường có lẽ cũng là lời giải thích hợp lý cho những báo cáo muộn màng của các công ty kinh doanh BĐS.

Dù đã cuối tháng 7, kết quả kinh doanh quý II của nhiều DN BĐS niêm yết cũng mới chỉ lác đác xuất hiện. Thị trường đang trông ngóng các bản báo cáo tài chính tiếp tục được công bố để thấy rõ hơn diễn biến kinh doanh BĐS trong quý II/2013. Nhưng ngay tại lúc này, bi quan đang bao phủ.

Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh giữa niên độ của Tổng công ty Phát triển nhà và đô thị (HUD1) cho thấy, lợi nhuận sau thuế (LNST) của DN quý II/2013 chỉ còn đạt 593,12 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, LNST của HUD1 cũng mới vỏn vẹn đạt 764,2 triệu đồng, thấp hơn nhiều kết quả đạt được của cùng kỳ năm ngoái là 23,74 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2013 gồm: tổng giá trị sản xuất kinh doanh dự kiến đạt 740 tỷ đồng, lợi nhuận 20 tỷ đồng, cổ tức 10%... đường về đích của HUD1 còn xa vời vợi.

CTCP Đầu tư & Phát triển đô thị dầu khí Cửu Long (CCL) cũng không hơn gì. Báo cáo của DN này cho thấy, LNST trong quý II/2013 đã mất đến phân nửa so với năm trước, chỉ còn 750 triệu đồng. Lũy kế từ đầu năm đến nay, LNST của DN đạt 1,16 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng 1/4 của năm 2012. Với CTCP Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu (HDC), lợi nhuận lũy kế trong 2 quý đầu năm nay của DN đạt 10 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước là 18,1 tỷ đồng.

Dự cảm về một tương lai xa vời vợi cũng hiển hiện với nhiều DN, dù họ chưa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2013. Ví như Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bình Chánh (BCI), kế hoạch lợi nhuận 2013 là 90 tỷ đồng, trong khi đi hết quý I/2013 mới chỉ đạt hơn 10 tỷ đồng. Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) càng thảm hơn khi ghi nhận lợi nhuận âm 65,3 tỷ đồng trong quý I/2013, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 18,7 tỷ đồng…

Nhìn lại 6 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang nêu rõ: “Tình trạng DN ngừng hoạt động hoặc giải thể tiếp tục tăng so với cùng kỳ, nhất là với các DN xây dựng, vật liệu xây dựng (VLXD) và kinh doanh BĐS”. Mặc dù, Bộ Xây dựng đã có những giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, tập trung cao độ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này. Tuy nhiên, kinh doanh nhà và hạ tầng vẫn gặp nhiều khó khăn, lượng vốn huy động từ xã hội đạt rất thấp, thị trường BĐS đang đóng băng.

Ngoài ra, những khó khăn và hạn chế trong việc tiếp cận nguồn vốn của DN BĐS đã làm cho nhiều dự án phát triển nhà và đô thị hoặc phải dừng đầu tư, hoặc triển khai rất chậm, ảnh hưởng tiêu cực đến một số DN đầu tư sâu vào BĐS, coi đây là lĩnh vực kinh doanh chính như HUD, hay Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC)…

Tuy nhiên, theo GS-TS. Nguyễn Mại, trạng thái hiện nay của thị trường BĐS cũng như việc phục hồi thị trường này có nguyên nhân quan trọng là thể chế kinh tế và chính sách, luật pháp liên quan. Vì vậy, để khởi động lại thị trường này cần hóa giải từ gốc và không thể để mặc thị trường tự điều tiết theo “bàn tay vô hình” của thị trường. Bởi việc để quá lâu tình trạng hàng chục ngàn căn hộ, hàng vạn biệt thự bỏ hoang gây lãng phí nghiêm trọng nguồn lực của đất nước, chôn vốn hàng chục ngàn tỷ đồng không sinh lợi, trong khi có thể và cần phải giải quyết nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

Hay như lĩnh vực nhà ở xã hội, dù đã có gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng nhưng Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS hiện tại không khuyến khích được các chủ thể tham gia phát triển nhà ở. TS. Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng thẳng thắn đề xuất: “Cả hai luật này đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong mấy năm qua, giờ phải cho ra đời một luật hoàn toàn mới và sát với cuộc sống hơn”. Ông nhận định, nếu cứ tiếp tục duy trì nhiều quy định cũ thì sẽ khó giải quyết được tình trạng “giá BĐS cao một cách vô lối” như hiện nay.

Như vậy, những bất cập của thị trường đã được chỉ ra. GS - TS. Nguyễn Mại cho rằng, điều cần làm ngay là những gì đã phát hiện đang cản trở đến tăng trưởng kinh tế và thị trường BĐS cần được sửa đổi hợp lý nhất, kể cả việc trình và thông qua các cơ quan Nhà nước từ Chính phủ đến Quốc hội, không vì lý do đã có Chương trình xây dựng luật pháp của Quốc hội mà không đưa ra quyết sách kịp thời và chính xác để tháo gỡ khó khăn trước mắt, tranh thủ được cơ hội đưa đất nước đi lên với nhịp độ cao và hiệu quả hơn theo hướng phát triển bền vững...

Theo GS. Đặng Hùng Võ, thị trường BĐS hiện nay như đang trong cơn đau sinh nở, một mầm non BĐS mới khỏe mạnh sắp xuất hiện. Nghị quyết 02 như một phương án đỡ đẻ tốt, bà đỡ cụ thể là các cơ quan quản lý Nhà nước và các cán bộ quản lý Nhà nước. Nếu bà đỡ làm tốt nghiệp vụ thì thị trường BĐS mới có cơ hội khỏe mạnh trong tương lai.

Hoàng Hà

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Nhu cầu mặt bằng kinh doanh bán lẻ vẫn “nóng” (31/07/2013)

>   Doanh nghiệp bất động sản đã hết thời ăn xổi! (31/07/2013)

>   Handico 5 rút êm khỏi dự án của Vina Megastar khi nào? (30/07/2013)

>   Thủ tướng yêu cầu thu hồi đất sai mục đích của các “ông lớn” (30/07/2013)

>   Khó kết luận dự án Nam An Khánh vì “trường hợp ngoại lệ” (30/07/2013)

>   Gói 30.000 tỷ đồng: Không cần xác nhận điều kiện thu nhập (30/07/2013)

>   Trái đắng của những dự án không gặp thời (30/07/2013)

>   Sông Đà Thăng Long bán dự án đổ vào Usilk City (30/07/2013)

>   4S Riverside Linh Đông “làm nóng” thị trường căn hộ TPHCM (30/07/2013)

>   Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: Tồn kho bất động sản giảm 108 nghìn tỷ đồng (30/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật