Thứ Hai, 15/07/2013 09:56

“Án phạt” với các công ty chứng khoán

Tình trạng tài chính “bất ổn” của các công ty chứng khoán đang ngày càng lộ rõ khi liên tục nhận được án phạt của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian gần đây, điển hình như Chứng khoán Hà Nội, Chứng khoán Trường Sơn và Chứng khoán Delta.

“Nhúng chàm” từ việc nhỏ…

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm, UBCKNN và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) đã có quyết định cảnh cáo và xử phạt khá nhiều trường hợp vi phạm khác nhau của các CTCK liên quan đến giao dịch ký quỹ và bán khống.

Bên cạnh đó, nhiều CTCK còn phạm những lỗi “lặt vặt” như Chứng khoán VIT (VITS) bị đình chỉ hoạt động giao dịch do vi phạm nghĩa vụ nộp phí. Chứng khoán Toàn Cầu (Vinaglobal), Chứng khoán Tokin (HASC), Chứng khoán Việt Quốc (VQSC) và Chứng khoán Á Âu (AAS) thì bị tạm đình chỉ hoạt động lưu ký. Còn Chứng khoán Phú Gia (PGSC) và Chứng khoán Mê Kông (MSC) bị nhắc nhở vì không thực hiện xác nhận Danh sách người sở hữu chứng khoán lưu ký thực hiện quyền…

Gần đây nhất, những ngày đầu tháng 7, Chứng khoán Bảo Việt (BVS) bị cảnh cáo do vi phạm các quy định về hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Chứng khoán CIMB-Vinashin (CVS) thì bị rút hoạt động lưu ký do chưa kết nối và sử dụng dịch vụ lưu ký của VSD. Đến “ông lớn” như Chứng khoán TPHCM – H.S.C (HCM) cũng bị cảnh cáo do trong tháng 03/2013 đã có nhiều lần sai sót dẫn đến việc phải sửa lỗi giao dịch trên sàn. Ngoài ra, HCM và nhân viên cũng từng bị UBCKNN phạt gần 300 triệu đồng vì cho bán khống hồi cuối năm 2012.

Chứng khoán Hồng Bàng (HBSC) bị kiểm soát đặc biệt trong vòng 4 tháng. Còn Chứng khoán Eurocapital (ECC) vào tình trạng kiểm soát một năm do không đáp ứng quy định của Bộ Tài chính về chỉ tiêu an toàn tài chính.

Ngoài ra, đã có hai trường hợp là Chứng khoán Âu Việt (AVS) và Chứng khoán Chợ Lớn (CLS) tự lên kế hoạch giải thể.

… đến mất “quyền được sống”

Chứng khoán Hà Nội (HSSC), Chứng khoán Trường Sơn (TSS) và Chứng khoán Delta (DTSC) là 3 điển hình bị tước mất “quyền được sống” là giấy phép hoạt động. Thị trường không bất ngờ trước thông tin này bởi tất cả những quyết định này đã được cảnh báo từ trước. Ngoài ra, với tình hình tài chính bết bát, nhiều công ty sẽ không có khả năng gượng dậy và danh sách đen này sẽ còn được viết tiếp trong thời gian tới.

Cũng trong tháng 6, Chứng khoán Golden Bridge VN (GBS) bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động do không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và không đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định. Được biết, năm 2012, GBS lỗ gần 7 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối đến 31/12/2012 là 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán lên tới 279 tỷ đồng. Tại ĐHĐCĐ thường niên gần đây, công ty không có kế hoạch cụ thể cho năm 2013 ngoài việc tăng vốn bằng hình thức phát hành cho cổ đông trong và ngoài nước để đưa công ty hoạt động bình thường trở lại.

Một cái tên cũng được báo chí nhắc nhiều trong thời gian qua là Chứng khoán Tràng An (TAS) khi bị đình chỉ hoạt động 5 tháng do không đáp ứng các điều kiện quy định về việc hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán. Thông tin hồi đầu năm nay là dàn lãnh đạo TAS bị bắt do có hành vi chiếm đoạt cổ phiếu và tiền cổ tức của trên 15,000 tài khoản khách hàng cá nhân. Từ quý 4 đến nay công ty chưa công bố thêm một báo cáo tài chính nào, hiện thông tin nhà đầu tư có được chỉ là con số lỗ hơn 2 tỷ trong quý 3/2012 và lỗ lũy kế đến 30/09/3012 là 73 tỷ đồng, tiền mặt chỉ còn 401 triệu đồng.

Cũng tiêu điều như TAS, dàn lãnh đạo của Chứng khoán SME (SME) cũng đã bị bắt và một thời nổi đình đám với công ty đầu tiên mất khả năng thanh toán. Hiện SME bị tạm ngừng hoạt động do không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt và tỷ lệ lỗ gộp trên vốn điều lệ đạt mức dưới 50%. Báo cáo tài chính gần đây nhất của SME là quý 3/2011 với con số lỗ 6 tỷ đồng, lũy kế đến 30/09/2011 lỗ 23 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn có Chứng khoán Đại Việt (DVSC) thì bị khách hàng tố chiếm đoạt tiền và Thanh tra UBCKNN đang tiến hành điều tra.

Phải chăng vì quá “cơ cực” mà các CTCK “làm liều” để sống!

Có thể thấy, hàng loạt vấn đề liên quan đến CTCK đang làm không ít nhà đầu tư phải lo lắng. Qua rồi cái thời nở rộ CTCK mọc lên tua tủa mà hệ lụy của việc này đang là bài học nhãn tiền cho các nhà quản lý cấp phép tràn lan. Vấn đề bây giờ là tái cấu trúc, nhưng để làm được việc này cũng sẽ mất rất nhiều thời gian bởi xử lý hậu quả luôn là vấn đề khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán thiếu thanh khoản kéo dài.

Thanh Nụ

infonet

Các tin tức khác

>   VinaLand thu về 2.7 triệu USD khi thoái vốn khỏi dự án Signature One (15/07/2013)

>   Vụ lừa đảo tại Cty chứng khoán SME: Bắt giam thêm một giám đốc (13/07/2013)

>   SHI: Thay đổi Người ủy quyền công bố thông tin (12/07/2013)

>   Thị trường đang pullback hay tăng trưởng thực sự? (14/07/2013)

>   Góc Broker: Chờ đợi vượt đỉnh! (12/07/2013)

>   Nhịp đập Thị trường 02/07: Tăng gần 10 điểm, thanh khoản cải thiện đáng kể (12/07/2013)

>   Doanh nghiệp tìm cớ loại cổ đông “lắm chuyện” (12/07/2013)

>   12/07: Bản tin 20 giờ qua (12/07/2013)

>   VSD: Trình tự thanh toán bù trừ đối với cổ phiếu (T+3) không thay đổi (11/07/2013)

>   QLQ ĐTCK Liên Minh Việt Nam vào tình trạng kiểm soát đặc biệt từ 11/07 đến 11/011 (11/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật