Thứ Bảy, 08/06/2013 14:52

Woolmark hỗ trợ ngành dệt may trong nước

Công ty Woolmark cùng với các nhà sản xuất dệt may Việt Nam đã thực hiện dự án “Việt Nam trên đường hội nhập” nhằm giúp Việt Nam trở thành một trong năm nước sản xuất hàng dệt may hàng đầu thế giới vào năm 2020.

Ông Jimmy Jackson tại buổi họp báo công bố dự án

Là công ty độc quyền về len Merino trên toàn thế giới, Woolmark đã làm việc với khoảng 50 đối tác phía Việt Nam nhằm hướng tới phát triển một chuỗi cung ứng bền vững ở Việt Nam và mở rộng thị trường bằng cách giới thiệu len lông cừu Merino vào hệ thống.

Tổng giám đốc phát triển và thương mại hóa sản phẩm của Woolmark, Jimmy Jackson cho biết dự án một mặt quảng bá thương hiệu Woolmark thuộc sở hữu của Công ty đổi mới Len Úc (AWI), đồng thời mang thương hiệu len Việt Nam ra thị trường thế giới với các dòng sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao.

Ông Jackson cho hay, 70% số lông cừu của AWI được xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc không còn là điểm đến hấp dẫn đối với AWI do giá nhân công đã tăng cao đã khiến cho AWI quyết định tìm thị trường khác để chuyển hướng cho ngành len của Úc.

Theo ông Jackson, Việt Nam có nền tảng công nghiệp dệt may phát triển, lao động dồi dào và có tay nghề cao. Đặc biệt, trong quá trình sơ chế len từ cừu cần rất nhiều nước. Việt Nam có lượng mưa hàng năm lớn cộng với 394 con sông trên cả nước nên AWI đã quyết định thực hiện dự án này tại Việt Nam.

Thời gian thực hiện dự án sẽ phụ thuộc vào năng lực ứng dụng của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, phía AWI đặt mục tiêu trong giai đoạn 2013-2016 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được những sản phẩm đơn giản trong lĩnh vực hàng dệt kim như áo len mỏng, quần áo thấm mồ hôi, phụ kiện và tất…

AWI sẽ huấn luyện đến khi nào các doanh nghiệp Việt Nam tự tin sản xuất được sản phẩm từ lông cừu thì sẽ chuyển đến giai đoạn tiếp theo là tiếp thị sản phẩm.

Ông Walter Meriman, Chủ tịch Woolmark cho hay, mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ chuyển giao công nghệ và tìm kiếm thị trường cho ngành len lông cừu của Việt Nam. Mức hỗ trợ sẽ được phê duyệt hàng năm và ngân sách cho năm tới, 2014 là 240.000 đô la Úc (gần 5 tỉ đồng Việt Nam).

Dự án "Việt Nam trên đường hội nhập" lần đầu ra mắt tại Hà Nội vào tháng 6-2012, và giai đoạn thứ hai của dự án được triển khai tại TPHCM vào tháng 11 năm ngoái.

Thùy Dung

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Ăn đong trong “rổ” vốn (08/06/2013)

>   Nước ngoài lấn sân thị trường nhạc số (08/06/2013)

>   Cá tra Việt Nam: Lung lay vị thế độc quyền (08/06/2013)

>   Mất điện: Nỗi ám ảnh DN đang quay lại (08/06/2013)

>   “Nên đưa công nghiệp lọc dầu về Bà Rịa - Vũng Tàu” (07/06/2013)

>   Hà Nội thành lập 6 nhóm giúp việc gỡ khó cho DN (07/06/2013)

>   Xóa sổ 76 sân golf (07/06/2013)

>   Xây dựng Nhà máy 92 triệu USD tại KCN do ông Đặng Thành Tâm làm chủ đầu tư (07/06/2013)

>   “Ném đá ao bèo” (07/06/2013)

>   Doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam (07/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật