Chủ Nhật, 16/06/2013 21:37

Nóng chuyện nhiều ngân hàng thao túng lãi suất

Các ngân hàng này liên kết nhau để thao túng lãi suất liên ngân hàng Libor (vốn được cả thế giới tham khảo để ấn định lãi suất) và đưa ra các lãi suất thấp hơn thực tế trên thị trường giao dịch ngoại tệ. Việc đó khiến ngân hàng có lợi, còn người đi vay gánh thiệt hại.

Phạt hàng chục ngân hàng và thương nhân gian lận lãi suất Libor

Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) ngày 14/6/2013 đã phạt 20 tổ chức tín dụng và 133 thương nhân đã gian lận trong việc thao túng lãi suất liên ngân hàng Libor (Anh) và Tokyo (Nhật Bản).

MAS tuyên phạt các ngân hàng này bằng cách giam tiền của họ (lên đến 9,6 tỷ USD) vào tài khoản của ngân hàng trung ương Singapore với lãi suất bằng 0% trong 1 năm, gồm Royal Bank of Scotland, UBS, ING mỗi ngân hàng hơn 1 tỷ đô la Singapore (gần 800 triệu USD). Các ngân hàng khác như Bank of America, BNP Paribas và Oversea-Chinese Banking Corporation từ 700 - 800 triệu đô la Singapore.

Các ngân hàng này bị cáo buộc dính dáng đến các vụ bê bối gian lận lãi suất tiền tệ liên ngân hàng qua công cụ lãi suất Libor (London, Anh) nhiều năm qua và đang bị nhiều nước như Anh, Mỹ điều tra xử phạt.

Các ngân hàng này liên kết nhau để thao túng lãi suất liên ngân hàng Libor (vốn được cả thế giới tham khảo để ấn định lãi suất) và đưa ra các lãi suất thấp hơn thực tế trên thị trường giao dịch ngoại tệ. Việc đó khiến ngân hàng có lợi, còn người đi vay gánh thiệt hại.

Trước đó, trong năm 2012, hàng chục ngân hàng, bao gồm cả JPMorgan Chase và Deutsche Bank đều bị điều tra về việc hạ thấp lãi suất Libor để thu lợi nhuận từ các giao dịch, cũng như che giấu chi phí vay của mình suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Ngân hàng Barclays của Anh đã thừa nhận thao túng 2 lãi suất liên ngân hàng có tầm quan trọng nền tảng với cả thị trường tài chính ở Anh và quốc tế là Libor và Euriror và chấp nhận nộp phạt 290 triệu bảng (453 triệu USD) cho các nhà quản lý của Anh và Mỹ vào tháng 6.

Vụ bê bối này không chỉ có ảnh hưởng lớn tới các ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân vay tiền mà còn rung lên hồi chuông cảnh báo thực trạng bê bối của các ngân hàng lớn trên thế giới.

Lãi suất Libor sẽ bị kiểm soát?

Hồi đầu tháng 6/2013, Liên minh châu Âu (EU) đã đề xuất đưa lãi suất Libor sẽ chịu sự giám sát của Cơ quan giám sát thị trường và chứng khoán châu Âu (ESMA) có trụ sở tại Pháp.

Đề xuất này là một phần của việc cải tổ quy định về các tiêu chuẩn định giá tại một loạt các thị trường vàng và dầu. Tuy nhiên, nó có thể khiến Anh không hài lòng bởi vì trước đó họ đã tìm cách khôi phục niềm tin vào lãi suất chuẩn hàng đầu Libor.

Lãi suất Libor là lãi suất của các ngân hàng Anh trên thị trường liên ngân hàng ở London nhưng hiện trở thành một chuẩn lãi suất cho hầu hết các thị trường liên ngân hàng trên thế giới. Libor là trung bình lãi suất tiền gửi của liên ngân hàng gồm những ngân hàng uy tín nhất thế giới cho các khoản vay lớn với thời gian đáo hạn là qua đêm cho đến một năm.

Lãi suất Libor được cố định hàng ngày từ 11 giờ đến 17 giờ bởi Hiệp hội các Ngân hàng Anh. Libor được tính toán hàng ngày tại London cho USD cũng như các tiền tệ khác, dựa trên ước tính của các ngân hàng về chi phí đi vay ngân hàng khác của họ. Đó là điều hiển nhiên khi Anh phản đối các biện pháp giám sát Libor.

Đề xuất của EU dự kiến được công bố vào mùa hè này nhưng có thể sẽ được chuyển thành luật trước khi cuộc bầu cử nghị viện châu Âu diễn ra vào năm tới.

Dự thảo về quy định của EU yêu cầu các cơ quan quản lý cho phép và giám sát tất cả các tiêu chuẩn đang được sử dụng như một tài liệu tham khảo đối với các công cụ tài chính giao dịch hoặc hợp đồng tài chính. Dự thảo bao gồm hàng trăm tiêu chuẩn khác nhau từ các loại lãi suất đối với hầu hết hàng hoá và vận chuyển. Lãi suất Libor và Euribor và "các tiêu chuẩn liên minh quan trọng" khác sẽ chịu sự giám sát trực tiếp của ESMA.

Tiến Vinh (tổng hợp)

vnmedia

Các tin tức khác

>   Sau Trung Quốc, Ấn Độ chi tỷ USD mua công ty Mỹ (15/06/2013)

>   Kinh tế Mỹ: Giảm chi tiêu, tăng thuế cản đà phục hồi (15/06/2013)

>   Lạm phát tại Eurozone lần đầu tăng sau nhiều tháng (15/06/2013)

>   CEO Booz Allen Hamilton có bị trảm vì vụ scandal? (14/06/2013)

>   Mỗi năm có khoảng 1.500 tỉ USD tiền “bẩn” được “rửa” (13/06/2013)

>   NHTW Hàn Quốc đóng băng lãi suất chờ tín hiệu từ nền kinh tế (13/06/2013)

>   “Gót chân Asin” (13/06/2013)

>   World Bank hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu 2013 (13/06/2013)

>   Vàng tăng 15 USD, vượt 1,390 USD/oz (13/06/2013)

>   Hy Lạp bị giáng cấp là thị trường đang phát triển (13/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật