Thứ Hai, 03/06/2013 15:49

NHNN giải thích lý do lùi thực hiện Thông tư 02

Phó Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng khẳng định điều này tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2013.

* Hoãn Thông tư 02: Lợi và hại

* NHNN hoãn thi hành Thông tư 02 qua 01/06/2014

Báo cáo của Nhóm Công tác Ngân hàng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (BWG) giữa kỳ 2013, sáng 3/6, đánh giá: Hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những tiến bộ đáng kể trong việc ổn định thị trường tài chính và tiến hành kế hoạch tái cấu trúc cho ngành ngân hàng. Tuy nhiên, giống như nhiều quốc gia khác, còn nhiều thách thức lớn mà Việt Nam phải đối mặt.

Cần sớm thực hiện Thông tư 02

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2013, Báo cáo của Nhóm Công tác Ngân hàng tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (BWG) có đề cập đến Thông tư 02 của NHNN về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, BWG cho rằng, Thông tư 02 giúp giải quyết nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt là nợ xấu, nhưng thời gian thực thi lại bị trì hoãn dẫn đến lo ngại sẽ không giải quyết nợ xấu nhanh chóng. Do đó, BWG cho rằng, hệ thống ngân hàng cần đảm bảo tính lành mạnh cho nền kinh tế, ngân hàng cần tự nguyện tuân thủ Thông tư 02 càng sớm càng tốt.

Đáng chú ý nữa, theo BWG, trong Thông tư 02 quy định, các TCTD và chi nhánh NHNN phải đề nghị Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp danh sách khách hàng thuộc nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất, trường hợp đánh giá của CIC có mức độ rủi ro cao hơn thì phải sử dụng kết quả phân loại của CIC và việc phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng phải tuân theo kết quả phân loại của CIC.

Với các quy định như vậy, BWG đề nghị NHNN cho phép các TCTD được sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng mà CIC cung cấp chỉ để tham khảo do: các TCTD có những nguồn thông tin cập nhật hơn, chính xác hơn cho việc đánh giá rủi ro; việc phân loại nợ của khách hàng có thể phụ thuộc vào tài sản đảm bảo, thế chấp với từng TCTD cụ thể khác nhau; việc yêu cầu các TCTD phải dựa vào bên thứ 3 là CIC để phân loại khoản vay theo cách của CIC là mâu thuẫn với việc NHNN cho phép các TCTD được tự quyền xây dựng hệ thống phân loại nợ nội bộ; và khó khăn trong việc vận hành cũng như ảnh hưởng về mặt tài chính, đặc biệt đối với các công ty tài chính tiêu dùng như sẽ trình bày cụ thể dưới đây.

Ngoài ra, do Thông tư 02 có những điều khoản mới về mặt kỹ thuật, liên quan đến việc sử dụng thông tin từ CIC, đề nghị NHNN tổ chức hướng dẫn cụ thể ở cấp độ làm việc (cấp Vụ, CIC) để các TCTD, chi nhánh NHNN đảm bảo tuân thủ.

“Các công ty tài chính tiêu dùng hiện có khoảng 1 triệu khách hàng cá nhân, do đó xét về quy trình thực tế hoạt động sẽ không thể thường xuyên kiểm tra kết quả phân loại nhóm nợ khách hàng của CIC. Mặt khác, việc áp dụng này sẽ rất tốn kém đối với các công ty tài chính tiêu dùng”- Nhóm BWG nhấn mạnh.

Hơn nữa, theo Nhóm BWG, không giống như khách hàng doanh nghiệp, những khoản vay của khách hàng cá nhân thường là khoản vay riêng lẻ nên việc áp dụng kết quả phân loại nhóm nợ khách hàng do CIC cung cấp cho các công ty tài chính tiêu dùng không có lợi nhiều xét từ góc độ trích lập dự phòng rủi ro.

Lùi thực hiện Thông tư 02 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp

Giải đáp kiến nghị này, ông Lê Minh Hưng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cho biết: Về xử lý nợ xấu và thành lập công ty quản lý tài sản, vừa qua NHNN đã triển khai hàng loạt giải pháp nhằm xử lý nợ, gồm việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, thử nghiệm xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Và, để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giải quyết nợ xấu, ngày 18/5/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53 về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

“Nghị định này là một trong những nỗ lực rất quan trọng để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản đảm bảo, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng và hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện nay NHNN đang hoàn tất các thủ tục cần thiết để sớm đưa công ty này vào hoạt động”- ông Hưng nhấn mạnh.

Riêng về việc triển khai Thông tư 02 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, ông Hưng cho rằng: đây là một bước tiến lớn trong việc đảm bảo tính minh bạch của hệ thống NH, đưa hệ thống NH Việt Nam tiệm cận gần hơn đến các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro, phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, tình hình nợ xấu... phục vụ quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thời gian qua còn nhiều khó khăn, việc đánh giá tác động tiềm năng của Thông tư 02, vừa qua NHNN đã ban hành Thông tư 12 về việc sửa đổi một số điều của Thông tư 02. Theo đó, thời hạn hiệu lực của Thông tư 02 được sửa đổi từ ngày 01/6/2013 sang ngày 01/6/2014.

Việc thay đổi thời gian thực hiện Thông tư 02 là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn ngân hàng, hỗ trợ thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế, tạo mặt bằng lãi suất cho vay và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng giúp cho các tổ chức tín dụng, chi nhanh ngân hàng nước ngoài có thêm thời gian chủ động xây dựng lộ trình thực hiện và chuẩn bị các điều kiện áp dụng đầy đủ Thông tư 02, góp phần tích cực và chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu.

Thời gian tới, NHNN sẽ ban hành Chỉ thị yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm túc các quyết định về việc phân loại đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Đồng thời, NHNN cũng sẽ yêu cầu các TCTD xây dựng lộ trình thực hiện Thông tư 02, triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng./.

Xuân Thân

VOV

Các tin tức khác

>   Bà Đàm Bích Thủy chính thức làm Tổng giám đốc VIB (03/06/2013)

>   Thủ tướng sẽ duyệt cụ thể “room” sở hữu ngân hàng (03/06/2013)

>   Đừng mơ nhà đầu tư nước ngoài mua ngân hàng yếu kém (03/06/2013)

>   Gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng: Lấy gì thế chấp? (03/06/2013)

>   Việt Nam có cần VAMC? (03/06/2013)

>   PVN dùng dằng với ngân hàng (03/06/2013)

>   Ngân hàng đồng loạt mở cửa cho vay mua nhà xã hội (03/06/2013)

>   Các ngân hàng trả nợ trên 100 tấn vàng (03/06/2013)

>   Nhà đầu tư nước ngoài chất vấn trực tiếp Chính phủ (03/06/2013)

>   Vay tiền ngân hàng: Đừng để bị con số đánh lừa (03/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật