Thứ Năm, 13/06/2013 18:17

Một loạt TTCK Đông Nam Á rơi vào phạm vi điều chỉnh

Nối gót thị trường chứng khoán Thái Lan, Philippines và Indonesia; TTCK Singapore cũng vừa rơi vào phạm vi điều chỉnh trong ngày thứ Năm với mức sụt giảm 10% so mức cao xác lập hôm 22/05.

* Yên tiến sát 94 JPY/USD, Nikkei 225 giảm sâu 6.4% và trở lại “thị trường con gấu”

* NHTW Hàn Quốc đóng băng lãi suất chờ tín hiệu từ nền kinh tế

Theo đó, mức giảm 0.72% (tương ứng 22.79 điểm) xuống 3,130.69 điểm của Straits Times trong phiên giao dịch ngày 13/06 đã nâng tổng mức điều chỉnh của TTCK Singapore so với mức cao thiết lập ngày 22/05 lên hơn 10%, đáp ứng tiêu chí của một đợt điều chỉnh.

Trước đó, các TTCK Thái Lan, Philippines và Indonesia cũng đã rơi vào phạm vi này và hiện đang trên đà trượt dài. Trong phiên giao dịch ngày 13/06, chỉ số SET của Thái Lan rớt 2.11%, chỉ số Jakarta Composite của Indonesia sụt 1.92%, và KLSE Composite của Malaysia hạ 1.82%.

Sau khi lọt vào nhóm các chỉ số tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong vòng 4 năm qua; ba chỉ số chính của Philippines, Thái Lan và Indonesia hiện đã giảm từ 5-10% so với các mức đóng cửa cuối tuần trước. Mức giảm từ đầu tuần đến nay của ba chỉ số này đều mạnh hơn so với các chỉ số lớn khác trong khu vực.

Đà bán tháo trên các thị trường ngày càng trở nên trầm trọng do nỗi lo sợ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm chương trình mua trái phiếu sau quyết định đầy thất vọng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm thứ Ba. Cụ thể, quyết định này đã khiến những người kỳ vọng BoJ sẽ cung cấp thêm QE do những biến động gần đây trên các thị trường trở nên hụt hẫng.

Nhà kinh tế Robert Prior-Wandesforde của Credit Suisse cho biết dù các thị trường nhận thấy cuối cùng Fed sẽ rút lại QE nhưng cho đến bây giờ vẫn không ai muốn nghĩ về điều này.

Ông cho biết thêm, dù đà bán tháo trên thị trường cổ phiếu Đông Nam Á đi kèm với sự rớt giá của các đồng tiền khu vực, nhưng việc áp dụng các biện pháp mới nhằm ngăn chặn sự thất thoát của dòng vốn khó có khả năng xảy ra trong tương lai gần.

Theo ông Wandesforde, đối với các thị trường có mức tăng trưởng nóng hơn của châu Á, nên xem việc rút lại thanh khoản, dĩ nhiên là không quá mạnh, là thông tin tốt.

Ông nói thêm: “Theo quan điểm của tôi, các điều kiện tiền tệ đã quá thông thoáng trong một thời gian quá dài và đang dẫn đến sức ép tăng trưởng nóng nên cần phải thắt chặt”.

Phước Phạm (Vietstock)

Infonet

Các tin tức khác

>   Singapore: Hướng tới trung tâm giao dịch vàng thế giới (13/06/2013)

>   Yên tiến sát 94 JPY/USD, Nikkei 225 giảm sâu 6.4% và trở lại “thị trường con gấu” (13/06/2013)

>   JPY nhảy vọt 1% so USD, Nikkei 225 lao dốc gần 6% (13/06/2013)

>   Lần đầu tiên Dow Jones giảm liền 3 phiên trong năm 2013 (13/06/2013)

>   Tháng 5, doanh số của Ford tiếp tục "bùng nổ", tăng đến 176% (12/06/2013)

>   Chứng khoán toàn cầu bốc hơi 1,900 tỷ USD, các thị trường sơ khai như Việt Nam lên ngôi? (12/06/2013)

>   Thất vọng nặng với quyết định của BoJ, chứng khoán Mỹ giảm sâu (12/06/2013)

>   Nhà đầu tư nước ngoài chốt lời cổ phiếu Đông Nam Á (11/06/2013)

>   Phố Wall bấp bênh dù S&P nâng triển vọng tín nhiệm Mỹ (11/06/2013)

>   Chứng khoán Nhật nhảy vọt 5%, George Soros lại thắng lớn? (10/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật